Bảo hiểm Bưu điện (PTI): Doanh thu đạt 2.684 tỷ đồng trong 6 tháng, tăng 39,8% so cùng kỳ 2018

Theo lãnh đạo PTI, với kết quả này, công ty hoàn toàn có khả năng đạt được mốc doanh thu đã đề ra từ đầu năm.
Bảo hiểm Bưu điện (PTI): Doanh thu đạt 2.684 tỷ đồng trong 6 tháng, tăng 39,8% so cùng kỳ 2018
Bảo hiểm Bưu điện (PTI): Doanh thu đạt 2.684 tỷ đồng trong 6 tháng, tăng 39,8% so với cùng kỳ 2018.

Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) cho biết trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu của công ty đạt 2.684 tỷ đồng, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành hơn 53% kế hoạch năm.

Kết thúc quý II/2019, nghiệp vụ chính như bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người đạt mức doanh thu lần lượt là 1.240 và 966 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 25,5% và 79,6%. Bảo hiểm tài sản kỹ thuật có mức tăng trưởng 30,1%.

Được biết năm 2019, PTI đặt mục tiêu doanh thu bảo hiểm gốc đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2018. Theo đó, một số giải pháp được công ty tập trung bao gồm: đẩy mạnh khai thác trên các kênh bán hàng hiện có, đặc biệt là các kênh phân phối mà PTI đang có thể mạnh như: Vnpost, banca, showroom, kênh bán hàng trực tuyến, môi giới…

Cùng với đó, PTI sẽ hợp tác với các đối tác nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm bảo hiểm trên môi trường thương mại điện tử, bằng việc bắt tay với các sàn thương mại lớn, các công ty viễn thông uy tín; đẩy mạnh phát triển thương hiệu; áp dụng công nghệ quản lý hiện đại trong toàn bộ các mảng hoạt động kinh doanh chính của tổng công ty…

PTI chính thức được thành lập ngày 1/8/1998. Hiện nay, PTI có 3 cổ đông lớn là Công ty bảo hiểm DB - Hàn Quốc, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Công ty chứng khoán VNDirect.

PTI hiện đang đứng vững vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, đứng thứ 2 về bảo hiểm xe cơ giới và số 1 về bảo hiểm trực tuyến tại Việt Nam.

PTI đang có 49 đơn vị thành viên; hơn 100 văn phòng giao dịch; 400 giám định viên; bảo lãnh thanh toán trên 600 gara liên kết; gần 2.000 cán bộ nhân viên, 10.800 điểm bưu cục, bưu điện và gần 13.000 đại lý phân phối viên trên khắp toàn quốc.

Theo VNF

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video