Bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Cà Mau lần thứ 6

Trong 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng tiêu thụ phân bón của DCM cũng ghi nhận kết quả khả quan với hơn 442 nghìn tấn phân bón được tiêu thụ, hoàn thành gần 59% kế hoạch tiêu thụ của năm 2017.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC – HoSE: DCM) vừa cho biết Nhà máy Đạm Cà Mau thuộc PVCFC sẽ tạm ngưng hoạt động để tiến hành bảo dưỡng tổng thể (BDTT) theo kế hoạch trong thời gian từ 16/8 đến hết ngày 31/8/2017.

Kể từ khi bắt đầu vận hành thương mại nhà máy từ năm 2011, đây là đợt BDTT lần thứ 6. Cũng theo PVCFC, Công ty đã tính toán lựa chọn thời điểm thấp vụ, nông nhàn để không ảnh hưởng nhiều đến đến nguồn cung urê cho thị trường trong nước.

Được biết, cuối tháng 6/2017, PVCFC đã được nhận “Chứng chỉ vận hành xuất sắc” do hãng Haldor Topsoe A/S (Đan Mạch) - nhà cung cấp bản quyền công nghệ sản xuất Ammoniac (NH3) trao tặng với kỷ lục hơn 300 ngày vận hành liên tục xưởng ammoniac.

Bên cạnh việc sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, phụ tùng, nhân lực phục vụ công tác bảo dưỡng, PVCFC cũng đã chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, đặc biệt đã vận chuyển hàng hóa đến các kho tại các khu vực Tây Nam Bộ, miền Trung và Đông Nam Bộ để phục vụ ngay khi mùa vụ đến.

Dự kiến, sau khi hoàn thành đợt bảo dưỡng và vận hành trở lại, PVCFC sẽ tiếp tục cung cấp ra thị trường hơn 270.000 tấn Đạm Cà Mau cho vụ Đông Xuân sắp tới.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng tiêu thụ phân bón của DCM cũng ghi nhận kết quả khả quan với hơn 442 nghìn tấn phân bón được tiêu thụ, hoàn thành gần 59% kế hoạch tiêu thụ của năm 2017;

Cùng với sự hồi phục của giá phân bón trong nước khi giá bán phân bón bình quân 5 tháng đầu năm 2017 của DCM đã tăng trưởng hơn 8% so với mức giá bán bình quân của năm 2016; từ đó giúp cho doanh thu hợp nhất 6 tháng của DCM gần 3.025 tỷ đồng, tăng trưởng 29% so với cùng kỳ năm 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt 528,5 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ.

Theo Huy Lê - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video