Ai sẽ cứu Gỗ Trường Thành?

Tin không may cho các cổ đông nhỏ lẻ của Cty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) là khoản bay hơi bất ngờ sau kiểm kê lên tới gần 1000 tỷ đồng trị giá hàng tồn kho.

Nhưng không may hơn cho các cổ đông mới và những đối tác có “dây dưa” sâu với Cty là thông tin này đã gần như thổi bay sạch những niềm tin về tái cấu trúc minh bạch… mà TTF đã cố công xây dựng.

Lai rong hop nhat TTF

980 tỷ đồng đi đâu?

Báo cáo tài chính hợp nhất của TTF Quý II/ 2016, khoản 6 thuyết minh cho biết đến 30/6/2016, Cty có 1.834,5 tỷ đồng hàng tồn kho, đã trích lập dự phòng 57,5 tỷ đồng. Đây là khoản tồn kho hiện hữu được ghi nhận. Còn khoản tồn kho mà kiểm toán E &Y kiểm đếm và phát hiện bốc hơi thì đã được hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Cụ thể, Quý II/2016, doanh thu thuần của TTF chỉ đạt 222 tỷ đồng, giảm 2/3 so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán của Quý II/2016 lại tăng lên 1.166 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so năm trước. Nguyên nhân chủ yếu làm đội giá vốn hàng bán của TTF do đã hạch toán 980 tỷ đồng hàng tồn kho bị thiếu vào khoản mục này. Giá vốn hàng bán tăng, biên lợi nhuận thu hẹp. Hệ quả là TTF bị lỗ nặng với 1.125 tỷ đồng.

Hàng tồn kho của TTF khá đa dạng: Hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu, công cụ, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang… Để kiểm toán đúng, đủ hàng tồn kho, kiểm toán sẽ phải so chiếu giữa hóa đơn với hàng hóa hiện vật và các chuyên gia cho rằng không khó để phát hiện ra lỗ hổng bay hơi hàng tồn kho. Chưa kể theo nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho (ít nhất TFF phải thực hiện 3 tháng 1 lần theo quy định về BCTC), DN được chọn phương pháp kiểm kê định kỳ hay kê khai thường xuyên. Cả 2 phương pháp này nếu thực thi nghiêm túc cũng sẽ khó lọt được lượng hàng tồn kho tương đương tới gần nghìn tỷ đồng như vậy.

Một cổ đông TFF bày tỏ, chỉ cần phần lượng hàng tồn bốc hơi này là hiện vật thì sự việc trên cũng đã đủ để đặt câu hỏi về trách nhiệm của những người có liên quan, bao gồm các nhà quản lý, kế toán Cty, ban kiểm soát và đơn vị kiểm toán trước đó.

Kịch bản nào ?

Theo BCTC hợp nhất Quý II/2016, TFF thuyết minh: “Một phần giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (30/6/2016) đã được cầm cố thế chấp tại các ngân hàng DAB, SHB để đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn”.

TTF cũng thuyết minh cụ thể những khoản dư nợ hiện tại: Đến 30/06/2016, dư nợ vay ngắn hạn ngân hàng của TTF là 1024 tỷ đồng, chủ nợ lớn nhất là ngân hàng TMCP Việt Á TPHCM với dư nợ 555 tỷ bằng tiền VN và 12 tỷ đồng bằng đồng USD… Các NH khác đều lần lượt có các khoản cho vay như: Đông Á, Kiên Long Bank, Vietcombank, Agribank Buôn Mê Thuột… Các khoản dư nợ này được thế chấp bằng những tài sản gì có liên quan đến lượng tồn kho (bay hơi một phần) hay không? Chắc chắn 8 tổ chức tín dụng liên quan cũng sẽ phải rà soát lại công đoạn giám sát lại tài sản thế chấp của TTF ở ngân hàng mình.

Một chuyên gia nhấn mạnh, là nếu bóc tách bản chất các khoản chuyển nợ thành vốn góp mà TTF đã thực hiện trước đây, cơ bản đây cũng chỉ là một kỹ thuật để cứu DN khỏi mất cân đối tài chính nghiêm trọng dẫn đến phá sản. Bản chất khoản nợ vẫn treo đó khi phía chủ nợ sẽ không phải trích lập dự phòng rủi ro cho khoản nợ thuộc nhóm 4,5 (nhóm nghi ngờ mất vốn đến có khả năng mất vốn). Các khoản nợ này vẫn có thể mất đi nếu DN thua lỗ, phá sản.

Trong tình thế hiện tại, giới quan sát dự báo: Các ngân hàng lẫn các cổ đông mới sẽ ít khả năng chọn phương án dồn TTF đến đường cùng, đặc biệt nếu các khoản nợ vay này là trung và dài hạn.

Tuy nhiên, dù chưa đi đến bờ vực phá sản, nhưng khủng hoảng về độ minh bạch thông tin, minh bạch tài chính và năng lực quản trị của TTF đã xảy ra. Vì vậy, khả năng DN xoay vốn ở các kênh khác (trái phiếu, cổ phiếu) cũng ít cửa hơn.

Hy vọng xoay chuyển TTF hiện đang dồn về Tân Liên Phát (Cty con của Tập đoàn Vingroup), cổ đông lớn nắm 49.9% cổ phiếu TTF. Nhiều khả năng TTF sẽ chỉ phục hồi khi được một “ông lớn” ra tay thay máu, xốc lại quy trình hoạt động và năng lực quản trị. Liệu đó có chính là bước khởi động cho giai đoạn tái cấu trúc thực sự của TTF.

Theo Lê Mỹ/DĐDN

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video