8 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 50%

Riêng tại Tp.HCM, do liên tục tăng cường thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về phòng chống dịch bệnh nên các dự án gặp nhiều khó khăn, hầu hết tạm ngưng hoặc thi công cầm chừng như dự án cầu Thủ Thiêm 2, cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới, dự án xây dựng hầm chui đường Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7)…

8 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 50%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vốn đầu tư thực hiện từ nguồn Ngân sách Nhà nước (NSNN), tháng 8/2021 ước tính đạt 34,9 nghìn tỷ đồng, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,1% so với tháng trước.

Các biện pháp giãn cách xã hội để kiểm soát, khống chế sự lây lan của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới việc thực hiện các dự án đầu tư công. Tính chung 8 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 244,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1% kế hoạch năm, và giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 48% và tăng 28%).

Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 41,6 nghìn tỷ đồng, bằng 49,6% kế hoạch năm và tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương quản lý đạt 203,3 nghìn tỷ đồng, bằng 51,5% kế hoạch năm và giảm 1,6%.

Về địa phương, Hà Nội đạt 27.462 tỷ đồng, bằng 54% kế hoạch năm và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước; Tp.HCM đạt 13.267 tỷ đồng, bằng 37,1% và giảm 27,4%; Quảng Ninh 11.695 tỷ đồng, bằng 66,1% và tăng 22,2% và Thanh Hóa 6.504 tỷ đồng, bằng 63,1% và tăng 2,3%...

Riêng tại Tp.HCM, do liên tục tăng cường thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về phòng chống dịch bệnh, ít dự án có đủ điều kiện "3 tại chỗ" được tiếp tục thi công, các dự án gặp nhiều khó khăn, hầu hết tạm ngưng hoặc thi công cầm chừng như dự án cầu Thủ Thiêm 2, cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới, dự án xây dựng hầm chui đường Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7)…

Bên cạnh đó, giá vật tư xây dựng tăng, việc đấu thầu, chọn thầu chậm trễ, một số nhà sản xuất bê tông tạm ngưng hoạt động,… ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu cho các công trình.

Theo Nhịp sống kinh tế

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video