31,72% cổ phần không tham gia đại hội cổ đông HSG có đồng ý với dự án thép Cà Ná?

Theo biên bản đại hội cổ đông bất thường của Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen ngày 6/9 (Mã CK: HSG) thì số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông tham dự và ủy quyền tham dự là 134.204.234 cổ phần, chiếm tỷ lệ 68,28%.

97,26% là tỷ lệ số cổ phần của cổ đông HSG tham dự đại hội bất thường đã đồng ý thông qua tờ trình của HĐQT về chủ trương triển khai đầu tư tổ hợp dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận, công suất 6 triệu tấn/năm. Tầm nhìn quy hoạch từ năm 2017-2031, công suất thiết kế đạt 16 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên hiện tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của HSG theo danh sách chốt ngày 29/7/2016 lên đến 196.539.829 cổ phần. Như vậy số cổ đông HSG không tham dự đại hội ngày 6/9 đang nắm giữ 62.335.595 cổ phiếu với tỷ lệ 31,72% cổ phần.

Trong danh sách cổ đông lớn của HSG có Công ty TNHH MTV Tâm Thiện Tâm đang nắm giữ 13.835.326 cổ phiếu với tỷ lệ 7,04% cổ phần. Công ty này do bà Hoàng Thị Xuân Hương làm người đại diện theo pháp luật. Thông tin do HSG công bố về một số giao dịch cổ phiếu HSG trước đây cho thấy bà Hương là vợ ông Lê Phước Vũ.

Theo đó ngày 11/5/2015, HSG đã công bố giao dịch bà Hoàng Thị Xuân Hương (vợ ông Lê Phước Vũ) và công ty riêng do bà làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ đã mua thỏa thuận toàn bộ hơn 8,8 triệu cổ phiếu từ công ty Tam Hỷ của ông Lê Phước Vũ.

vo-ong-vu

Câu hỏi đặt ra là cổ đông lớn của HSG là Công ty TNHH MTV Tâm Thiện Tâm do bà Hoàng Thị Xuân Hương làm chủ nằm trong số đồng ý với dự án thép Cà Ná hay nằm trong số không tham dự đại hội?

Thông cáo báo chí của chương trình Giải thưởng EY – Bản lĩnh Doanh nhân lập nghiệp tại Việt Nam cho biết ông Lê Phước Vũ – doanh nhân đạt giải thưởng này năm 2014 khởi nghiệp từ 1,2 triệu đồng.

Ông đã xây dựng Tập đoàn Hoa Sen trở thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tôn thép số 1 Việt Nam và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu tôn thép, đạt mốc doanh thu hơn 700 triệu USD trong năm 2014, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vẫn phát triển bền vững và đạt tốc độ tăng trưởng kép ấn tượng giai đoạn 2001 - 2014 là 93%.

Thành lập từ năm 2001, hiện nay Tập đoàn Hoa Sen có 5 công ty thành viên, sở hữu 6 nhà máy và hệ thống 160 chi nhánh phân phối – bán lẻ trên toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho khoảng 4.800 lao động.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video