2018 là cơ hội lớn cho các tập đoàn tài chính nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam

Chính phủ Việt Nam xác định năm 2018 là năm tăng tốc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng- tài chính là cơ hội đầu tư, hợp tác của các Tập đoàn tài chính như Keb Hana.

Chiều 5/1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp ông Kim Jung Tai, Chủ tịch Tập đoàn tài chính Keb Hana của Hàn Quốc.

Ông Kim Jung Tai đánh giá cao môi trường kinh doanh ổn định, không ngừng được cải thiện của Việt Nam trong những năm qua và cho biết trong thời gian tới sẽ đầu tư vốn trực tiếp hoặc qua các Quỹ vào cơ sở hạ tầng và mở rộng hợp tác với các chế định tài chính của Việt Nam qua các công ty tài chính- công nghệ fintech.

Hiện tại Keb Hana đang hợp tác tích cực với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- BIDV trong lĩnh vực tài chính nhằm gia tăng giá trị của mỗi bên và giúp BIDV phát triển các dịch vụ tài chính, tín dụng trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và chào đón các nhà đầu tư Hàn Quốc, trong đó có Tập đoàn tài chính Hana tới đầu tư, góp phần phát triển đa dạng thị trường tài chính của Việt Nam.

Đặc biệt Việt Nam đang tập trung đầu tư cho hạ tầng cơ sở với nguồn vốn rất lớn thông qua các hình thức hợp tác công- tư. Việt Nam mong muốn Hana tìm hiểu, thúc đẩy đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó Hana có thể tham gia mạnh mẽ vào hoạt động tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam đang được hoàn thiện bằng các khuôn khổ pháp lý cao nhất. “Chính phủ Việt Nam xác định năm 2018 là năm tăng tốc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng- tài chính là cơ hội đầu tư, hợp tác của các Tập đoàn tài chính như Keb Hana”, Phó Thủ tướng cho biết.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao việc Keb Hana hợp tác với BIDV trong thời gian qua và cho rằng hai bên có nhiều tiềm năng trong khai thác lĩnh vực fintech và thanh toán di động ở Việt Nam trong thời gian tới.

Theo Thời đại

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video