“Vua hàng hiệu” sẽ thay đổi Sasco thế nào?

Với xấp xỉ 45% cổ phần tại CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất – Sasco (SAS-UpCOm), ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn IPP đang tỏ rõ chiến lược quay về và ngày càng đi sâu hơn vào lĩnh vực hàng không – nơi ông từng duyên nợ với Boeing hàng chục năm trước.

Xét về tỷ lệ sở hữu cổ phần với 43,7% hiện nay thì số cổ phần của ông Johnathan Hạnh Nguyễn và nhóm cổ đông IPP vẫn thấp hơn cổ phần của Tcty Cảng Hàng không VN (ACV, 49%). Vậy tại sao ACV và IPP quyết định thay đổi Chủ tịch HĐQT vốn đang thuộc về đại diện vốn, cổ đông lớn nhất ?
[caption id="attachment_56481" align="aligncenter" width="600"] Lợi nhuận sau thuế 5 năm 2012-2016 của SAS. Kết quả 2016 cao nhất trong vòng 5 năm cho thấy hậu CPH của DN đang đi vào hiệu quả. Nguồn: BCTC SAS 2016[/caption]

Đưa SAS thoát dần “bẫy” lợi thế DNNN

Câu trả lời có lẽ nằm ở mục tiêu đột phá nhân sự của chính Cty này, và những kết quả mà SAS đạt được kể từ khi có “bóng dáng” tư nhân.

Trước CPH, Sasco, cũng như nhiều DNNN quy mô lớn, có đội ngũ nhân sự đông đảo về số lượng. Đây là một tài sản lớn của DN nói chung nhưng trong nhiều trường hợp, đặc biệt ở các DN quản trị theo cung cách cũ, lại là điểm nghẽn. Theo công bố thông tin IPO lần đầu, cuối 2013, SAS có 1.655 nhân sự. Đánh giá đơn vị tư vấn IPO VietcombankSC là chất lượng nhân sự trẻ, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tốt... Tuy nhiên, đến cuối 2016, nhân sự chỉ còn 1300 người. Như vậy là đã có 1 sự tinh giản nhất định trong đội ngũ lao động.

Một thành viên HĐQT SASCO cho biết thực tế, việc thay đổi đội ngũ nhân sự theo hướng tinh gọn sau CPH đã được triển khai, với hướng đi ưu tiên, hỗ trợ ưu đãi cho người lao động có nhu cầu nghỉ sớm, tăng chất lượng công việc/ đầu người để tăng cao hiệu suất lao động. “Đó là dấu ấn CPH, hướng đến nâng cao năng lực quản trị có hiệu quả rõ ràng mà SAS đạt được sau hơn 2 năm, kể từ khi có đối tác tư nhân tham gia góp vốn”, ông này nói.

Bên cạnh đó, việc bầu đại diện nhóm IPP làm Chủ tịch HĐQT là hành động tất yếu của bước đột phá nhân sự cần thiết ở cấp cao nhất trong Cty nhằm đạt “nhất tiễn tam điêu” với lộ trình dần đưa Sasco thoát hẳn khỏi “bẫy” lợi thế Nhà nước. Theo đó, ACV, cổ đông lớn nhất sẽ “được” khi Sasco có nhà hoạch định chiến lược giàu kinh nghiệm trên thương trường, đảm bảo tiếp tục “đẻ trứng vàng” kể cả khi ACV không còn nhiều quyền năng dành lợi thế cạnh tranh cho Sasco. IPP cũng sẽ được chủ động và đóng góp tốt hơn từ các lợi thế riêng có của một đế chế hàng hiệu, đồng thời là người mở đường cho kinh doanh hàng miễn thuế ở VN – cũng là hai lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất của Sasco. Các cổ đông còn lại của SAS lẫn nhà đầu tư có thể kỳ vọng giá trị DN tốt hơn trên sàn Upcom.

Hiệu quả từ tái cấu trúc tổng thể về chiến lược

Theo BCTN 2016, Sasco hiện vẫn đang kinh doanh chính ở 3 lĩnh vực: Bán hàng miễn thuế và bán hàng hóa khác chiếm lần lượt 48% và 27% doanh thu, 25% doanh thu còn lại đến từ dịch vụ. Cũng năm 2016, Cty đạt tỷ suất lợi nhuận gộp tăng trưởng tới 42% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng, đây là mức lợi nhuận đạt được cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Để có được kết quả này, SAS gần như đã “tái cấu trúc” tổng thể về mặt chiến lược với tiếng nói nhất định từ phía ông vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn . Một đại diện từ Sasco cho biết “trước 2014, hàng miễn thuế luôn chiếm hơn 60 -70%% doanh thu/năm của Cty. Tuy nhiên, nếu chỉ phụ thuộc vào 1 lĩnh vực và “bỏ lơi” các lĩnh vực khác thì miếng bánh thị phần của SAS sẽ có nguy cơ teo rất nhanh. Ngay với IPP, nếu không tham gia vào SAS với tư cách cổ đông chiến lược, việc IPP đầu tư các cửa hàng mới cũng sẽ khiến SAS có thêm đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi IPP sở hữu tới 92 thương hiệu độc quyền và có kinh nghiệm 25 năm trong kinh doanh hàng miễn thuế. Tận dụng đối tác chiến lược để IPP đầu tư ngân sách từ các thương hiệu, cải tổ cửa hàng, nâng cấp chất lượng, thì SAS chỉ “hưởng” mà không phải đầu tư.

Đó là nguyên nhân chính khiến IPP trở thành đối tác lớn nhất ngoài Nhà nước, cũng là nhân tố giúp biên lợi nhuận của SAS không ngừng cải thiện”.

Không “tắm mãi trong ao nhà”

Theo một nguồn tin riêng, mới đây, IPP đã bỏ ra5 triệu USD trong chiến dịch cải tổ các cửa hàng, nâng cấp thương hiệu và chất lượng ở các nhà ga, sân bay thuộc SAS quản lý. Trong kế hoạch sắp tới , tiền đầu tư mới thậm chí có thể sẽ lên trên 2 con số. Bên cạnh đó, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã đưa ra quyết sách để SAS thanh lý các hạng mục đầu tư dàn trải, tập trung nguồn lực về các địa chỉ có tỷ suất hoàn vốn, sinh lời cao. Các khoản đầu tư địa ốc như đất Bình Phước, xe taxi cũ ở Phú Quốc, khoản đầu tư địa ốc dịch vụ thua lỗ ở Đức... đều được khoanh vùng, thanh lý, bán một phần tiến đến trọn gói. Những khoản đầu tư tài chính nhỏ lẻ cũng được trích lập đầy đủ để “rảnh tay” cho SAS rộng đường đầu tư mới.

Quý I/2017, SAS đạt lợi nhuận sau thuế gần 70 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 42% so với cùng kỳ. Các hạng mục đầu tư mới chưa được chính thức công bố, song, SAS hiện đã mở lối cho những dịch vụ tương lai như xuất khẩu nước hoa quả đóng hộp, nước mắm, hoa tươi... đến các thị trường Đức, Úc, Châu Âu. Tổng doanh thu của Cty trong tương lai sẽ không còn chỉ nhìn vào duy nhất sức mua của giới nhà giàu, trung lưu và các dịch vụ hàng không tại chỗ. Rủi ro về lạm phát, sức mua ... của ngành kinh doanh dịch vụ hàng không sẽ được giảm tác động tối đa.

Về dài hạn, quan trọng nhất, với việc nắm hơn 30% cổ phần của CTCP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh (CRTC) – chủ đầu tư CRTC là nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ lớn tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, ở cương vị Chủ tịch HĐQT SAS, ông Johnathan Hạnh Nguyễn chắc chắn không để SAS đứng yên một chỗ, “tắm mãi trong ao nhà”. SAS sẽ có nhiều cơ hội tham gia dịch vụ ở các sân bay khác nơi IPP Group có mặt và nếu IPP có thêm cơ hội tham gia các sân bay mới. Và cũng qua SAS, qua CRTC, qua sân bay Đà Nẵng... ông vua hàng hiệu cũng đang chứng tỏ ông đã sẵn sàng đi sâu hơn nữa vào ngành hàng không, nơi không chỉ có bầu trời mới là khoảng tài nguyên mênh mông đang được nhiều DN tính đường chia lại.

Theo Lê Mỹ Enternews

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video