“Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp mức 6-9% là phù hợp”

Theo tính toán của Nhóm nghiên cứu Đại học Ngân hàng TP.HCM về khả năng trả lãi vay của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán cho thấy mặt bằng lãi suất ở mức 6-9% là phù hợp.

Tại Diễn đàn khoa học về Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2018: “Chuẩn bị trước các cú sốc – Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô” được trường Đại học Ngân hàng TP. HCM (BUH) tổ chức tại TP. HCM ngày 9/7/2018, PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng BUH và nhóm nghiên cứu cho rằng mức tăng trưởng GDP trong 2 quý còn lại của năm 2018 khó đạt được mức khả quan như năm 2017, do đó GDP năm 2018 dự báo khoảng 6,7%.

Tăng trưởng GDP quý II/2018 của Việt Nam đạt 6,79% đưa mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2018 đạt 7,08%, đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011. Việt Nam đã có 3 quý tăng trưởng vượt quá sản lượng tiềm năng.

Tuy nhiên, lạm phát 6 tháng đầu năm 2018 với mức tăng đột biến tháng 6 trong 7 năm trở lại đây bắt nguồn từ chi phí đẩy, đó là sự tăng giá mạnh của xăng dầu tới gần 14% đã góp phần đưa lạm phát tăng 4,67% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 2,22% so với cuối năm 2017.

Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước với mục tiêu nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế do đó Ngân hàng Nhà nước đang duy trì mức lãi suất cho vay thấp. Nếu kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2018 ở mức 15-17% thì độ chênh tốc độ tăng trưởng tín dụng và GDP sẽ ở mức 4-6%, mức độ hợp lý đối với nền kinh tế đang phát triển và dựa nhiều vào vốn như Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu cũng cho ra kết quả tính toán khả năng trả lãi vay của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán cho thấy mặt bằng lãi suất ở mức 6-9% là phù hợp.

Trong năm 2017, Việt Nam nằm trong Top 3 các đồng tiền ổn định nhất Châu Á. Nửa đầu năm 2018, tỷ giá được điều hành linh hoạt, phù hợp với các hoạt động trung hoà luồng ngoại tệ, đảm bảo tỷ giá ở mức cân bằng.

Do đó, nhóm nghiên cứu dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 ở mức 6,7-7%; Lạm phát ở mức 3,6-4%; Thâm hụt ngân sách Nhà nước so với GDP khoảng 3,7-4%; Cán cân thanh toán tổng thể ở mức 8-10 tỷ USD.

Theo Lan Anh Bizlive

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video