"Con át chủ bài" của Đường Quảng Ngãi và "bài toán" lớn cần lời giải

Chiếm phần lớn thị phần của Đường Quảng Ngãi, tuy nhiên, sự cạnh tranh của đối thủ cùng việc thiếu đa dạng các sản phẩm đang là bài toán lớn đối với "con át chủ bài" sữa đậu nành của DN này.

Từng "cứu" đường Quảng Ngãi 1 cách ngoạn mục Bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực sữa năm 1997, sữa đậu nành Fami chỉ là 1 trong số các dòng sản phẩm nhỏ trong danh mục sản phẩm và không phải là trọng tâm của CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS). Khi đó, QNS sản xuất nhiều sản phẩm như sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, kem, và sữa đậu nành. Tuy nhiên, công ty đã gặp khó khăn lớn trên thị trường sữa vì vấp phải cạnh tranh từ các đối thủ lớn hơn nhiều như Vinamilk và Cô gái Hà Lan. Vì vậy, ban lãnh đạo đã quyết định rút lui khỏi thị trường sữa và chỉ tập trung vào sữa đậu nành vì tại thời điểm đó, không có doanh nghiệp lớn nào sản xuất sản phẩm này. Quyết định trên đã xoay chuyển tình thế khi mảng sữa đậu nành của QNS đạt kết quả cao với thị phần 84% trên thị trường sữa đậu nành có thương hiệu. QNS đã đổi tên nhà máy sữa Trường Xuân thành nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy với mục tiêu là chỉ tập trung vào duy nhất sản phẩm sữa đậu nành. Cũng nhờ mảng này, từ 2010 đến 2015, doanh thu của QNS tăng từ hơn 2000 tỷ lên tới gần 8000 tỷ đồng. Bên cạnh nhà máy tại Quảng Ngãi, Vinasoy đã đầu tư nhà máy mới tại Tiên Sơn, Bắc Ninh. Cuối năm 2016, Đường Quảng Ngãi cũng đã khánh thành nhà máy sữa đậu nành thứ 3 tại Bình Dương với công suất giai đoạn 1 là 90 triệu lít, nâng tổng công suất sản xuất sữa đậu nành của Đường Quảng Ngãi thêm 30%, lên 390 triệu lít/năm. Theo các số liệu được trích dẫn từ công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, Vinasoy hiện chiếm khoảng 80% thị phần sữa đậu nành đóng gói tại Việt Nam. Phần còn lại thuộc về Vinamilk, Tân Hiệp Phát, Tribeco…

Bài toán lớn với sữa đậu nành

Theo nghiên cứu của A.S.Louken, người tiêu dùng tại Việt Nam sử dụng sản phẩm sữa đậu nành nhiều chỉ sau các sản phẩm nước trái cây. Ngành sữa đậu nành tăng trưởng 17% trong giai đoạn 2011 - 2016. Tuy nhiên, số liệu của Tetra Pak chỉ ra, Việt Nam chỉ có 30-35% là sữa đậu nành có thương hiệu, phần còn lại chủ yếu là sữa tự nấu.

Còn theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, Đường Quảng Ngãi vẫn có thể duy trì vị thế dẫn đầu của mình nhờ lợi thế thị phần lớn, nhãn hiệu được nhận biết rộng rãi và kênh phân phối rộng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn như Vinamilk vẫn chưa có ý định tập trung mạnh vào ngành hàng này giúp Công ty có nhiều thời gian hơn để củng cố và nâng cao vị thế của mình tại thị trường sữa đậu nành Việt Nam. Hiện, thị trường sữa đậu nành Việt Nam có 5 nhà máy sản xuất trong đó 4 nhà sản xuất chính là Đường Quảng Ngãi, Vinamilk, Tribeco và Tân Hiệp Phát. Năm 2016, có thêm Nutifood với sản phẩm sữa đậu nành Nuti Canxi.

Theo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Maritimes (MSI) công bố cuối năm 2016, ước tính doanh thu thuần mảng sữa đậu nành chiếm 52% trong cơ cấu doanh thu của Đường Quảng Ngãi. Trung bình mỗi ngày hai thương hiệu sữa đậu nành đóng hộp Vinasoy và Fami mang về cho công ty gần 10 tỷ đồng.

Về phía QNS, Ban lãnh đạo QNS dự báo tiêu thụ sữa đậu nành có thương hiệu tại Việt Nam sẽ tăng trưởng 5%-6%/năm trong 5 năm tới, trong khi lượng sữa đậu nành tiêu thụ nói chung sẽ không tăng trưởng đáng kể.

Nielsen Việt Nam trong 1 số liệu thống kê vào tháng 12/2015 cho thấy, hiện thương hiệu Vinasoy dẫn đầu thị trường sữa đậu nành đóng hộp với thị phần 84,2%. Riêng trong năm 2015, Đường Quảng Ngãi đã sản xuất được gần 242 triệu lít sữa đậu nành đóng hộp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, doanh thu mảng sữa đậu nành đóng hộp của Đường Quảng Ngãi đang có dấu hiệu chững lại do áp lực cạnh tranh đến từ hai đại gia ngành sữa là Nutifood và Vinamilk, cộng thêm sự xâm nhập của các nhãn hiệu sữa đậu nành nước ngoài cũng đã xuất hiện như Vitasoy, Homesoy, Soy Secretz tại hệ thống các siêu thị, kênh bán hàng hiện đại và sự phổ biến của những sản phẩm sữa đậu nành không thương hiệu hoặc tự làm bởi các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Trong khi đó, danh mục sản phẩm hiện tại của Đường Quảng Ngãi chưa đủ đa dạng để tăng sức cạnh tranh. Đường Quảng Ngãi hiện chỉ có Fami Socola và Vinasoy mè đen bên cạnh hương vị truyền thống là đậu nành. Tuy là dòng sản phẩm chủ lực nhưng nếu không cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm liên quan đến sữa đậu nành thì "con át chủ bài" của Đường Quảng Ngãi có nguy cơ "dậm chân tại chỗ" thậm chí mất dần chỗ đứng trước đối thủ.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video