"Buôn" resort hạng sang, doanh nghiệp này đã kiếm lời trên 440 tỷ đồng

Năm 2011, Thiên Minh Group của ông Trần Trọng Kiên đã làm xôn xao giới địa ốc bằng việc thâu tóm chuỗi 7 khách sạn Victoria từ một tập đoàn quốc tế, công ty này vừa bán đi 3 resort trong số đó.

[caption id="attachment_44619" align="aligncenter" width="660"]Victoria Hoi An Beach Resort & Spa Victoria Hoi An Beach Resort & Spa[/caption]
Thị trường M&A khách sạn, khu nghỉ dưỡng (resort) diễn ra rất sôi động trong năm 2016. Theo Jones Lang Lasalle Việt Nam, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016 lượng vốn đầu tư vào thị trường khách sạn Việt Nam đạt 237,6 triệu đôla Mỹ, đứng thứ tư khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong những tháng cuối năm, hoạt động mua bán khách sạn hạng sang của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước tiếp tục diễn ra sôi động. Nhiều khách sạn nổi tiếng đã đổi chủ như Metropone Hà Nội được VinaCapital bán 50% cổ phần cho một nhóm nhà đầu tư mới, Sofitel Plaza Hanoi về tay Pan Pacific(Singapore) hay Kumho Asiana được bán cho Mapleetree… Có thể nói, số lượng khách sạn hạng sang và khu nghỉ dưỡng đổi chủ 2016 là nhiều nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong đó, đáng chú ý là Thiên Minh Group đã bán 3 khu nghỉ dưỡng, do ông Trần Trọng Kiên sở hữu, một đại gia được biết đến nhiều khi ông đã chi 3,2 triệu đôla để sắm 2 chiếc thủy phi cơ hồi năm 2014. Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi thành công trong lĩnh vực lữ hành, ông Trần Trọng Kiên đã thử sức với ngành khách sạn bằng việc tiếp quản kinh doanh khách sạn đầu tiên là Mai Châu Lodge vào năm 2007. Những năm sau đó, Thiên Minh Group liên tục thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực khách sạn. Đáng chú ý là năm 2011, Thiên Minh Group là công ty thâu tóm chuỗi 7 khách sạn mang thương hiệu Victoria từ EEM Madagascar ở Việt Nam và Luang Prabang, Lào trị giá trên 30 triệu đôla Mỹ. Dữ liệu chúng tôi có được, cho thấy 3 resort trong số chuỗi 7 khách sạn mà Thiên Minh Group M&A từ 2011, đã chuyển nhượng lại cho Strategic Hospitality F&L REIT gồm Victoria Hoi An Beach Resort & Spa (Quảng Nam), Victoria Can Tho Resort (Cần Thơ) và Victoria Sapa Resort & Spa (Lào Cai). Tổng số vốn mà Thiên Minh Group đã bỏ ra để mua 3 resort này hồi 2011 từ EEM Madagascar là 29,2 triệu USD, trong đó ở Hội An là 11,5 triệu USD, ở Cần Thơ là 9,7 triệu USD và ở Sapa là 8 triệu USD. Sau 5 năm hoạt động, Thiên Minh đã bán 3 resort này với tổng giá trị 48,7 triệu USD, lãi chênh lệch 19,5 triệu USD. Trong đó, riêng Victoria Hoi An Beach Resort & Spa lãi hơn 2 lần khi bán với giá 24 triệu USD. Với thương vụ này, có khả năng lợi nhuận của Thiên Minh Group sẽ có bước tăng đột biến trong năm 2016 do khoản lãi bất thường này. Bởi, theo ghi nhận của công ty này hàng năm chỉ số lợi tức vẫn đăng rất đều đặn.

chi so loi tuc

Được biết, hiện Thiên Minh Group có vốn điều lệ 1.150 tỷ đồng, do ông Trần Trọng Kiên là Chủ tịch HĐQT, hoạt động kinh doanh chính ở 4 lĩnh vực gồm khai thác điểm đến, khách sạn, bán hàng trực tuyến và hàng không.

Ngoài lĩnh vực khách sạn, Thiên Minh cũng đã M&A một số sản phẩm du lịch khác khá đặc thù, đó là 12 du thuyền cao cấp. Sau khi bán 3 khu nghỉ dưỡng, đến nay Thiên Minh 8 khách sạn còn lại và khoảng 20 chiếc tàu và du thuyền các loại.

Cũng theo công ty này, khách du lịch tới tham quan và nghỉ dưỡng ở Việt Nam qua hệ thống của công ty tăng khoảng 50% hàng năm, cùng với số lượng phòng lưu trú bán ra tăng 65%. Lượt du khách trung bình qua từng năm tới khu vực châu Á được thống kê vào khoảng 1 triệu lượt.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video