VNPost tiếp tục chuyển nhượng hơn 122 triệu cp LPB

LPB có trách nhiệm phối hợp với VNPost xây dựng phương án, lộ trình xử lý hệ thống phòng giao dịch bưu điện sau khi VNPost thực hiện chuyển nhượng cổ phần.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – LPB) vừa thông báo cho biết nhận được Công văn của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận đề nghị chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn – Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) tại LPB.

Theo đó, NHNN chấp thuận đề nghị của LPB về việc chuyển nhượng hơn 122,17 triệu cổ phần LPB do VNPost sở hữu.

LPB có trách nhiệm phối hợp với VNPost xây dựng phương án, lộ trình xử lý hệ thống phòng giao dịch bưu điện sau khi VNPost thực hiện chuyển nhượng cổ phần, trong đó có phương án quản lý các đơn vị mạng lưới của LPB (bao gồm hệ thống phòng giao dịch bưu điện), đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật.

LPB phối hợp với VNPost thông tin đầy đủ tới các nhà đầu tư nhận chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của cổ đông theo đúng quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung), trong đó lưu ý cổ đông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua/nhận chuyển nhượng cổ phần tại LPB; không sử dụng nguồn vốn do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để chuyển nhượng cổ phần của LPB; không được góp vốn, mua cổ phần của LPB dưới tên cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp uỷ thác theo quy định của pháp luật. 

Hồi đầu năm nay, VNPost đã bán đấu giá gần 122,2 triệu cổ phần LPB nhưng không thành công. Chỉ 7 nhà đầu tư cá nhân trong nước mua thành công 800 cổ phiếu LPB do VNPost chào bán với giá đấu bình quân 29.483 đồng/cp. Trong khi, trước đó, VNPost muốn bán 122,2 triệu cp LPB (10,15% vốn ngân hàng) với giá khởi điểm 28.930 đồng/cp, tương đương hơn 3.500 tỷ đồng cho toàn bộ lô cổ phần.

Đóng cửa phiên giao dịch 21/11/2022, giá cổ phiếu LPB đứng ở mức 9.750 đồng/cp. Cổ phiếu này đã giảm 44% so với cuối năm 2021.

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video