Vietnam Airlines lần đầu tiên ghi nhận lãi sau 2 năm lỗ triền miên

Sau 2 năm lỗ triền miên trong dịch Covid-19, Vietnam Airlines lần đầu tiên ghi nhận có lãi trong nhiều ngày cao điểm hè tháng 7-2022.

Theo kết quả kinh doanh Quý II/2022, mức lỗ của công ty mẹ Vietnam Airlines là 2.243 tỉ đồng. Con số này giảm xuống so với quý I và ít hơn 44% so sánh cùng kỳ. Mức lỗ của hợp nhất cũng ít hơn 43% so sánh cùng kỳ, chỉ ở mức 2.568 tỉ đồng.

Cao điểm hè mang lại dòng tiền lớn cho hãng hàng không - Ảnh 1.

Hành khách xếp hàng làm thủ tục chuyến bay - Ảnh: Dương Ngọc

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, kết quả cũng khả quan hơn, khi mức lỗ công ty mẹ chỉ 4.685 tỉ đồng, ít hơn cùng kỳ gần 39%, mức lỗ hợp nhất là 5.254 tỉ đồng, ít hơn cùng kỳ gần 40%.

Kết quả trên đạt được chủ yếu nhờ thị trường nội địa phục hồi nhanh chóng. Thị trường nội địa Việt Nam được đánh giá là phục hồi nhanh nhất thế giới.

Tuy nhiên, các khó khăn còn tồn tại khiến hàng không chưa thể thoát lỗ gồm giá nhiên liệu bay (chiếm 40% chi phí khai thác) tăng cao đột biến - mức giá nhiên liệu bình quân cao gấp đôi cùng kỳ, thị trường quốc tế phục hồi chậm chạp, chưa được như kỳ vọng.

Trong đó, vấn đề giá nhiên liệu bay vẫn là "bài toán khó". Trước đó, tháng 11-2021, Vietnam Airlines xây dựng kịch bản nhiên liệu bay dự kiến là 80 USD/thùng Jet A1 (bình quân của các năm trước đấy chỉ có 76 USD/thùng). Nhưng sang năm 2022, bình quân 6 tháng đầu năm giá nhiên liệu tới 116 USD/thùng Jet A1, đến tháng 7 là 165 USD/thùng Jet A1, cao gấp đôi dự kiến.

Lãnh đạo hãng hàng không này cho biết chỉ cần chênh lệch 1 USD nhiên liệu bay đã làm tăng chi phí của Vietnam Airlines lên 10 tỉ đồng/tháng. Với sự chênh lệch từ 80 USD/thùng Jet A1 đến 116 USD/thùng Jet A1, 6 tháng đầu năm Vietnam Airlines phát sinh thêm chi phí nhiên liệu bay khoảng 2.300 tỉ đồng

Dù vậy, hàng không vẫn đang có tín hiệu khởi sắc đáng chú ý. Vietnam Airlines lần đầu tiên ghi nhận có lãi trong nhiều ngày cao điểm hè tháng 7-2022. Mùa cao điểm Hè nội địa kéo dài đến tháng 8-2022 sẽ mang lại dòng tiền lớn cho Vietnam Airlines cũng như các hãng hàng không Việt Nam.

Khách tăng 24,6% so với kế hoạch

Kết quả vận chuyển nửa đầu năm 2022, Vietnam Airlines Group (gồm 3 hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) đạt gần 9,5 triệu lượt khách, tăng 24,6% so với kế hoạch đã báo cáo Đại hội đồng cổ đông năm 2022.

Thị trường quốc tế, vốn mang tới 65% doanh thu của Vietnam Airlines thời điểm trước dịch, mới chỉ có những bước phục hồi khá khiêm tốn. 6 tháng đầu năm 2022, tổng thị trường quốc tế chỉ đạt khoảng 12% so với trước đại dịch, do các rào cản nhập cảnh khiến nhu cầu đi lại bị hạn chế đáng kể.

6 tháng đầu năm 2022, Vietnam Airlines mới nối lại 35 đường bay quốc tế, bằng 53% so sánh trước đại dịch là 2019. Hãng cũng chưa thể khai thác trở lại các đường bay đến Trung Quốc, Myanmar, Nga do những hạn chế từ phía nhà chức trách hoặc căng thẳng chính trị.

 

Theo Dương Ngọc (Người Lao Động)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video