VietinBank rao bán nợ, nhiều khoản nợ lên tới cả ngàn tỉ đồng

Khoản nợ tạm tính theo sổ sách là 1.297 tỉ đồng nhưng không còn tài sản thế chấp do ngân hàng đã xử lý bán đấu giá năm 2018

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Biên Hòa (VietinBank KCN Biên Hòa) vừa thông báo phối hợp với tổ chức đấu giá tài sản chuyên nghiệp, tiến hành các thủ tục bán đấu giá công khai khoản nợ của khách hàng để thu hồi nợ.

Khoản nợ mà VietinBank KCN Biên Hòa mang ra đấu giá là toàn bộ khoản nợ của Công ty TNHH Việt Thuận Thành vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

Toàn bộ nợ gốc, nợ lãi, lãi phạt của Công ty TNHH Việt Thuận Thành tạm tính theo sổ sách đến 31-12-2022 là hơn 1.297 tỉ đồng, trong đó dư nợ gốc gần 442 tỉ đồng, lãi cộng dồn hơn 70 tỉ đồng và lãi phạt quá hạn 148 tỉ đồng theo hợp đồng tín dụng đã ký số 02-VTTH/2010/HĐTD ngày 14-10-2010 và các hợp đồng tín dụng sửa đổi bổ sung (nếu có) được ký kết giữa VietinBank KCN Biên Hòa và Công ty TNHH Việt Thuận Thành.

Điểm đáng chú ý là khoản nợ này không còn tài sản đảm bảo do đã xử lý bán đấu giá năm 2018. 

VietinBank KCN Biên Hòa dự kiến phiên đấu giá khoản nợ Công ty TNHH Việt Thuận Thành diễn ra lúc 10 giờ ngày 23-2 tại trụ sở Công ty Đấu giá hợp danh miền Đông, địa chỉ: O.65 (tầng trệt), khu phố 3, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Trong khi đó, VietinBank Chi nhánh 7 - TP HCM thông báo bán đấu giá các khoản nợ Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà có tổng giá trị các khoản nợ tạm tính đến hết ngày 31-12-2022 là 1.422 tỉ đồng (trong đó dư nợ gốc 56,4 tỉ đồng, nợ lãi trong hạn 575,8 tỉ triệu đồng, lãi phạt quá hạn gần 279 tỉ đồng.

Tài sản bảo đảm cho các khoản nợ này gồm 5 quyền sử dụng đất tại Khu phố 1, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; 4 quyền sử dụng đất tại phường Tân An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; 4 kho, công trình xây dựng, máy móc thiết bị tại tỉnh Đồng Tháp.

Ngoài ra, VietinBank còn rao bán khoản nợ không có tài sản bảo đảm của 646 khách hàng cá nhân bao gồm nợ gốc, lãi và lãi phạt với tổng tiền 12,75 tỉ đồng.

Theo Thy Thơ (Người lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video