VietinBank rao bán một khách sạn tại Sa Pa, giá giảm "sốc"

Trong chưa đầy 1 năm, ngân hàng đã giảm giá tới hơn 11 tỷ với tài sản bảo đảm này.

VietinBank rao bán một khách sạn tại Sa Pa, giá giảm "sốc"

VietinBank Đông Hà Nội vừa thông báo về việc bán/chuyển nhượng tài sản của khách hàng là Công ty TNHH Du lịch Hoàng Phúc.

Tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất có diện tích 296,8m2 tại tổ 7, phường Sa Pa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Tài sản gắn liền trên đất là nhà ở gồm khối nhà 2 tầng diện tích 220,1m2, khối nhà 5 tầng diện tích 740,7m2. Tài sản được xây dựng và khai thác làm khách sạn với số lượng 26 phòng.

Giá bán khởi điểm của tài sản này là hơn 25,1 tỷ đồng, chưa bao gồm các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật. Trước đó, tháng 7 năm 2021, VietinBank vẫn còn rao bán khối tài sản này với giá hơn 36,4 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau chưa đầy một năm ngân hàng đã giảm giá tới hơn 11 tỷ.

Bên cạnh bất động sản trên, VietinBank cũng rao bán nhiều tài sản để xử lý nợ trong thời gian gần đây. 

VietinBank Chi nhánh 8 TP. HCM mới đây thông báo bán khoản nợ có tài sản bảo đảm của nhóm khách hàng là Công ty Cổ phần Xây dựng B.S.B và ông Nguyễn Văn Ngọc - bà Nguyễn Thị Quỳnh Như. Tổng giá trị khoản nợ hơn 28 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là hơn 9.900m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương và các công trình nhà xưởng trên đất. Ngoài ra, khoản nợ còn được đảm bảo với 469m2 đất trồng cây lâu năm tại xã An Điền, máy móc thiết bị của công ty xây dựng. Giá khởi điểm của khối tài sản này tương đương với giá trị khoản nợ là hơn 28 tỷ đồng.

VietinBank cũng tích cực rao bán các khoản nợ vay tiêu dùng trong thời gian gần đây. Ngân hàng vừa thông báo bán 76 khoản nợ không có tài sản bảo đảm của các khách hàng cá nhân với tổng giá trị hơn 1,38 tỷ đồng. Giá khởi điểm bằng giá trị khoản nợ, chưa bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu/sử dụng tài sản và các chi phí khác (nếu có) khi thực hiện mua khoản nợ.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video