Vietcombank sắp bán lô đất 5.000 m2 liên quan đến Công ty Yên Khánh của 'Út trọc'

CTCP Tập đoàn Yên Khánh được thành lập năm 2015 bởi ông Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc"), ông Hệ hiện đang lĩnh án chung thân với nhiều tội danh trong đó có chiếm đoạt tài sản.

Vietcombank ( HoSE: VCB ) chi nhánh Kỳ Đồng thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (nay là CTCP Tập đoàn Yên Khánh).

Tài sản sắp được đấu giá là quyền sử dụng lô đất rộng 5.073 m2 tại phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ngân hàng cho biết đây là lô đất thương mại dịch vụ có thời hạn sử dụng đến hết ngày 25/4/2058. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trên là 150,9 tỷ đồng, chưa bao gồm nợ thuế phí, thuế VAT.

Lô đất này được CTCP Tập đoàn Yên Khánh thế chấp tại Vietcombank vào ngày 13/12/2016 chỉ 4 ngày sau khi Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

CTCP Tập đoàn Yên Khánh được thành lập năm 2005, có trụ sở tại số 35-37 đường Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Doanh nghiệp hoạt động với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu như sản xuất plastic và cao su tổng hợp, xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh bất động sản, vận tải hàng hóa... Người đại diện pháp luật hiện đang là ông Đặng Thái Hà với vai trò là Tổng giám đốc. Khi mới thành lập (năm 2005) doanh nghiệp do bà Vũ Thị Hoan làm Giám đốc với vốn điều lệ 1,7 tỷ đồng. Đến cuối năm 2017, vốn điều lệ của doanh nghiệp đã tăng lên 1.800 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cũng liên quan đến ông Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc), cựu Thượng tá quân đội, nguyên Phó Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng. Ông Hệ hiện lĩnh án chung thân với các tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. 

Vietcombank sắp bán lô đất 5.000 m2 liên quan đến Công ty Yên Khánh của Út trọc - Ảnh 1.

Bị cáo Định Ngọc Hệ tại tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân TP HCM ngày 21/5/2021. Ảnh: VnExpress. 

Trong quá khứ, ông Hệ thành lập CTCP Tập đoàn Yên Khánh nhưng doanh nghiệp này không có vốn, không có cơ cấu tổ chức... lập ra chỉ để ký hợp đồng liên doanh phục vụ cho mục đích cá nhân, kiếm lời. Ông đã nhờ bà Vũ Thị Hoan (cháu gái) đứng tên cổ phần. Năm 2015, liên quan đến việc thanh toán tiền mua quyền thu phí Cao tốc TP HCM - Trung Lương, ông Hệ chỉ đạo cấp dưới (trong đó có bà Vũ Thị Hoan) làm giả hồ sơ, điều chỉnh số tiền thu phí nhằm trục lợi thu về hàng trăm tỷ đồng.

Bên cạnh việc trục lợi từ quyền thu phí cao tốc TP HCM - Trung Lương, doanh nghiệp này được biết đến là nhà đầu tư loạt dự án BOT đình đám như cao tốc TP HCM - Trung Lương, cao tốc Việt Trì, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Doanh nghiệp cũng dính không ít tại tiếng liên quan đến những dự án BOT này như chậm tiến độ dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, lãnh đạo doanh nghiệp che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương.

Tháng 11/2018, Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam bà Vũ Thị Hoan về tội "vi phạm các quy định về quản lý đất đai" theo Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đến tháng 5/2021, Vũ Thị Hoan bị tuyên phạt 7 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bà Hoan đã giúp sức tích cực cho ông Hệ thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó cũng liên quan đến CTCP Tập đoàn Yên Khánh, tháng 11/2020, BIDV rao bán loạt tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp này để xử lý nợ, bao gồm gần 2,2 triệu cổ phần CTCP Cảng tân cảng Hiệp Phước và 271.700 cổ phần CTCP Đầu tư Phát triển hạ tầng Tân Cảng.

Theo Nhật Quang (Người đồng hành)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video