Vietcombank quyết định cho vay lãi suất cố định ưu đãi, áp dụng với cả vay mua bất động sản, ô tô, tiêu dùng,…

Lãi suất cố định áp dụng cho cả khoản vay trung và dài hạn của khách hàng cá nhân lẫn khách hàng SME.

Vietcombank quyết định cho vay lãi suất cố định ưu đãi, áp dụng với cả vay mua bất động sản, ô tô, tiêu dùng,…

Vietcombank cho biết, từ ngày 1/4 , ngân hàng này triển khai chương trình cho vay khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) với mức lãi suất cố định cho các khoản vay trung và dài hạn. 

Chương trình áp dụng cho các mục đích vay của khách hàng cá nhân bao gồm: Vay mua/xây sửa nhà ở/đất ở; Vay mua nhà dự án tại các dự án bất động sản; Vay mua ô tô tiêu dùng; Vay nhận quyền sử dụng đất nền/đất hỗn hợp (đất ở xen kẽ đất nông nghiệp); Vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm; Vay đầu tư cơ sở lưu trú du lịch; Vay đầu tư trang trại nuôi heo; Vay sản xuất kinh doanh (trung hạn); Vay thanh toán học phí tại các trường Tư thục/Quốc tế; … và tất cả mục đích vay đối với khách hàng SME theo quy định của Viecombank.

Ngân hàng cho rằng, chương trình này sẽ giúp khách hàng chủ động trong mọi kế hoạch tài chính. Các kỳ hạn đa dạng từ 18 tháng lên tới 120 tháng (10 năm). Các khoản giải ngân trong tháng 4 sẽ được áp dụng mức lãi suất như sau:

Lãi suất kỳ hạn 18 tháng là 10,2%/năm;

Lãi suất kỳ hạn 24 tháng (2 năm) là 10,2%/năm;

Lãi suất kỳ hạn 36 tháng (3 năm) là 11%/năm;

Lãi suất kỳ hạn 60 tháng (5 năm) là 12%/năm;

Lãi suất kỳ hạn 84 tháng (7 năm) là 13,5%/năm;

Lãi suất 120 tháng (10 năm) là 14%/năm.

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video