Việc Fed tăng lãi suất có thể gây nên nhiều biến động

Quá nhiều thứ đang nằm trên cán cân. Việc tăng lãi suất cơ bản sẽ nâng hàng loạt các lãi suất khác lên, từ lãi suất vay mua nhà đến cả chi phí bù lỗ của Mỹ. Câu hỏi đặt ra là liệu Fed có hay không những công cụ thật sự hữu hiệu để có thể nâng lãi suất?

[caption id="attachment_10304" align="aligncenter" width="700"]Cục Dự trữ Liên bang tại New York sẽ đóng vai trò chính trong việc nâng lãi suất hiệu quả (Ảnh WSJ) Cục Dự trữ Liên bang tại New York sẽ đóng vai trò chính trong việc nâng lãi suất hiệu quả (Ảnh WSJ)[/caption]

Khi các chuyên gia của Cục Dự trữ Liên bang New York nhận được lệnh tăng lãi suất lần đầu tiên trong vòng gần một thập kỷ qua, chắc chắn họ sẽ bị thúc giục bởi bảng hiệu viết ở hành lang trụ sở “Hãy thực thi chính sách như một người anh hùng hôm nay”.

Nhưng nói dễ hơn làm. Ngân hàng Trung ương đã dành  ra nhiều năm, bơm vào thị trường tài chính 2.5 nghìn tỷ USD với mong muốn thúc đẩy nền kinh tế. Và giờ đây, việc họ muốn rút tiền khỏi thị trường có thể gây nên một loạt những biến động mới.

Các quan chức của Fed đang có buổi nhóm họp lịch sử trong hai ngày 15 và 16/12, và vấn đề được quan tâm nhất là liệu họ có tăng mức lãi suất ngắn hạn khỏi mốc gần như bằng 0% như hiện nay.

Đó không phải là một việc đơn giản. Các giao dịch viên của Fed sẽ trao đổi cổ phiếu và tiến với các tổ chức tài chính lớn, từ đó cố gắng kiểm soát được lượng cung và cầu đối với tiền mặt, trong một thị trường vốn đã chịu nhiều áp lực từ các chính sách mới về quản lý ngân hàng và tổ chức tín dụng.

“Có những ý kiến trái chiều về việc có hay không, với tất cả nguồn lực tài chính của Fed (bằng tiền mặt), những công cụ thật sự mạnh để có thể nâng được lãi suất lên”, Scott Skyrm, giám đốc đầu tư trái phiếu, futures và lãi suất củaWedbush Securities Inc. cho hay.

Trước đây, khi Fed muốn tăng lãi suất, họ sẽ điều chỉnh lãi suất gửi qua đêm đối với các ngân hàng, thêm vào đó việc bán ra hay mua lại trái phiếu Chính phủ sẽ điều chỉnh được lượng tiền mặt mà các ngân hàng có tại Fed.

Nhưng khác với thời kỳ tiền khủng hoảng năm 2008, quy mô của nó lại càng lớn hơn khiến những công cụ mới là cần thiết.

Giám đốc của chi nhánh Fed tại New York William Dudley nói với tờ Wall Street Journal vào cuối tháng 9 vừa qua rằng ông rất tự tin về những công cụ mới này.

Một trong số đó mà dư luận trong và ngoài Fed đều quan tâm là thứ gọi là “reverse repo facility” (tạm dịch là hình thức ký gửi ngược). Với reverse repo, Fed sẽ mượn tiền qua đêm của các tổ chức tài chính và thế chấp bằng trái phiếu Chính phủ cho đến khi Fed trả nợ và lại lặp lại quy trình vào hôm sau. (*Hình thức này được gọi là ký gửi ngược vì thông thường, các tổ chức tài chính sẽ phải thế chấp tài sản bằng cổ phiếu hay trái phiếu cho Fed để vay tiền.)

Fed có hàng nghìn tỷ USD bằng trái phiếu Chính phủ để thế chấp, nên trên lý thuyết điều này cho phép công cụ ký gửi trở nên hữu hiệu đối với việc rút dần nguồn tiền dư thừa ra khỏi thị trường tài chính, xuất phát từ việc Fed bất ngờ mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ trong cuộc khủng hoảng năm 2008.

Greg Ip và John Hilsenrath đã thảo luận về những rủi ro liên quan đến việc tăng lãi suất, và liệu rằng nền kinh tế thế giới và những chỉ số kinh tế còn yếu có thể kìm bước Fed.

Quan ngại nằm ở chỗ, chính sách này có thể tăng sức ảnh hưởng quá lớn cho các các ngân hàng trung ương trên các thị trường tiền tệ, nơi mà các công ty và các cá nhân lưu trữ nguồn tiền chính của mình. Một vấn ngại là tổ chức tín dụng có thể gặp vấn đề về thanh khoản khi họ sẽ lựa chọn đầu tư tiền cho Fed nhiều hơn là với các ngân hàng trong thời kỳ khó khăn.

“Điều này có thể làm rối loạn cấu trúc của thị trường tiền tệ ngắn hạn theo một chiều hướng cực kỳ khó phán đoán”, nguyên Giám đốc Fed của Philadelphia Charles Plosser cho hay.

Khoản tiền 2.7 nghìn tỷ USD mà các tổ chức tín dụng Mỹ đang nắm giữ đang được điều chỉnh để cho phù hợp hơn với những điều lệ mới ban hành. Các chuyên gia nhận định rằng các tổ chức nắm giữ trên 1 nghìn tỷ USD tài sản sẽ chuyển hướng sang đầu tư duy nhất vào trái phiếu Chính phủ. Điều này sẽ là phù hợp với chính sách “ký gửi ngược” mà Fed đưa ra nhằm thu lại khoản tiền dư thừa trong thị trường và tăng lãi suất.

Các ngân hàng lớn như J.P. Morgan Chase & Co. hay State Street Corp. đẵ đắn đo về việc có nên giữ lại các khoản tiền gửi dư thừa, và gửi chúng đến những “ngôi nhà” an toàn hơn, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, các rào cản về nợ công lại đang hạn chế lượng cung đối với mặt hàng đang “hot” này.

“Fed cũng có lo ngại phần nào đó về chương trình “ký gửi” của mình khi mà nó sẽ tăng tính hiện diện của Fed trên các thị trường tiền tệ, vì chính họ đang phần nào đó tạo nên một danh mục đầu tư an toàn hiếm hoi duy nhất trên thị trường,” Joseph Abate, chuyên viên Forex của Barclays PLC. nhận định.

Chính vì những lo ngại đó và các quan chức Fed muốn xoá bỏ hệ thống “ký gửi” này ngay sau khi lãi suất được tăng, theo như những thông tin có được từ cuộc họp đang diễn ra.

Các quan chức Fed thì vẫn đang ậm ừ trong việc họ sẽ dùng công cụ này ra sao. Vào tháng 3 vừa qua, các quan chức Fed đã nói rằng họ có thể nâng hoặc thậm chí xoá bỏ hạn mức ký gửi liên ngân hàng theo ngày ở mức 300 tỷ USD như hiện nay.

Việc tăng lãi suất vốn được dự đoán chỉ ở mức 0.25% thế nhưng Giám đốc Fed lại đang dự định sẽ nâng mức lãi suất tiền gửi liên ngân hàng tại Fed lên cao hơn nữa. Nhiều tổ chức tài chính lớn như Fannie Mae hay các ngân hàng cho vay mua nhà thuộc chính phủ sẽ bị loại khỏi những ưu đãi trên, thế nên công cụ ký gửi sẽ hữu hiệu hơn để rút nguồn tiền dư thừa khỏi các tổ chức này.

Brian Sack, giám đốc kinh tế của quỹ đầu tư D.E. Shaw Group nói rằng nhiều khả năng Fed vẫn sẽ phải giữ nguyên công cụ ký gửi trên trong nhiều năm tới để có thể nắm quyền kiểm soát đối với lãi suất.

Cách sử dụng hình thức ký gửi này cũng khá rắc rối. Các ngân hàng cần phải đăng nhập vào một hệ thông có tên FedTrade. Mỗi ngày sẽ có một mức hạn mức tiền gửi được đấu thầu, với hơn 150 ngân hàng và các tổ chức tài chính tham gia, với điều kiện họ phải có một chiếc USB hay một chìa khoá riêng để đăng nhập. Những chuyên viên muốn đấu thầu cho nhiều ngân hàng một lúc phải thoát ra vào lại mỗi lần.

Trước đó còn tồi tệ hơn. Vào những năm 1970, các quan chức bị khoá trong 1 căn phòng và buộc phải thương lượng cho đến khi kết quả được công bố, theo như những gì mà nguyên phó giám đốc của Aubrey G. Lanston & Co, cho hay.

Theo WSJ

Tags:

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Video