Vì sao lãi suất cho vay cao hơn, NHNN vẫn phải cấm các nhà băng cho khách vay vốn để gửi tiền?

Thông tư 06 được NHNN ban hành mới đây đã bổ sung thêm một số quy định đối với các nhu cầu vốn không được cho vay như: để đảo nợ, để gửi tiền, để thanh toán tiền góp vốn, mua chuyển nhượng phần vốn góp tại các công ty cổ phần chưa niêm yết,...

Công ty chứng khoán VNDirect vừa có báo cáo Đánh giá tác động của Thông tư 06/2023 sửa đổi một số điều về quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo VNDirect, việc lãi suất cho vay giảm sâu trong thời gian qua tiềm ẩn rủi ro khi nguồn vốn giá rẻ có thể chuyển sang phục vụ cho các dự án/mục đích dưới chuẩn, tạo nên rủi ro bong bóng tín dụng cho nền kinh tế. Trước tình hình đó, Thông tư 06/2023 được ban hành với 3 nội dung chính (i) bổ sung các mục đích vay vốn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao không được cho vay, (ii) đốc thúc các ngân hàng thương mại tăng cường giám sát với các khoản vay phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh chứng khoán; mua hoặc kinh doanh bất động sản và (iii) tạo hành lang pháp lý cho các khoản vay được duyệt thông qua phương tiện điện tử. 

Thông tư 06 bổ sung thêm một số quy định đối với các nhu cầu vốn không được cho vay, trong đó đáng chú ý bao gồm: (i) đảo nợ, (ii) để gửi tiền, (iii) thanh toán tiền góp vốn, mua chuyển nhượng phần vốn góp tại các công ty cổ phần chưa niêm yết, (iv) thanh toán tiền góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với các dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.

Đối với việc quy định cấm cho vay để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại các công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên UPCoM, VNDirect cho rằng quy định này sẽ gián tiếp khuyến khích doanh nghiệp thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán, công bố thông tin đầy đủ. Hiện do các ngân hàng thương mại chỉ giám sát lợi tức cổ định và mục đích giải ngân của các khoản vay chứ không kiểm soát được tình hình kinh doanh hay nguồn trả nợ của bên nhận vốn góp (đối với các khoản vay để góp vốn), việc hạn chế cho vay đối với các khoản vay góp vốn sẽ loại bỏ rủi ro của các khoản vay này, cũng như làm giảm nguy cơ tiềm ẩn tăng nợ xấu trong tương lai.

Đối với quy định cấm cho vay để gửi tiền, VNDirect đánh giá điều này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng cho vay để chứng minh năng lực tài chính của khách hàng vay để đi du học, bảo lãnh, góp vốn thành lập doanh nghiệp, từ đó giúp giảm cải thiện chất lượng tín dụng.

Ngoài ra, NHNN cũng bổ sung thêm quy định cấm cho vay bù đắp tài chính cho các khoản vay (trừ khi đã được chi trả bằng chính vốn của khách hàng cho các dự án kinh doanh). Điều này sẽ hạn chế trường hợp cho vay để đảo nợ tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt với các khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống.

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video