Vì sao giá USD tự do bất ngờ tăng nóng trở lại?

Tuy giá USD tự do trong nhiều ngày qua tăng mạnh nhưng thị trường rất ít người mua, một số cá nhân tranh thủ bán “đồng bạc xanh” để chi tiêu hoặc đưa vốn vào sản xuất kinh doanh.

Sáng 24-8, giới kinh doanh ngoại tệ tự do tại TP HCM báo giá 1 USD mua vào 24.080 đồng, bán ra 24.110 đồng, giảm khoảng 60 đồng so với chiều qua. Tuy vậy, so với tuần trước, giá USD trên thị trường tự do vẫn tăng đáng kể.

Tại các ngân hàng thương mại, tỉ giá VNĐ/USD cũng chững đà tăng. Cụ thể, Vietcombank niêm yết mua vào 23.290 đồng/USD, bán ra 23.570 đồng/USD; Eximbank mua vào 23.330 đồng/USD, bán ra 23.540 đồng/USD, ổn định so với ngày hôm qua. Các ngân hàng khác thu mua - bán USD với mức giá khác biệt Eximbank và Vietcombank khoảng 20-30 đồng/USD.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỉ giá trung tâm 23.232 đồng/USD, giảm 5 đồng so với hôm trước là 23.237 đồng/USD.

Lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cho biết tỉ giá VNĐ/USD trong vài ngày qua biến động mạnh là do đồng USD trên thị trường quốc tế lần thứ 2 tăng giá lên mức cao nhất trong 20 năm qua. Điều này khiến các đồng tiền mạnh khác như Yen (Nhật Bản), bảng Anh, Dollar Canada (CAD)… giảm giá rất mạnh, nhất là đồng tiền chung châu Âu (euro) có lúc xuống còn 1 euro đổi được 0,992 USD, tác động nhất định đến tỉ giá tại Việt Nam.

Thế nhưng, đến sáng nay 24-8, giới đầu tư tài chính quốc tế có động thái chốt lời USD nên giá trị của đồng tiền này hạ nhiệt, 1 euro đã ngang bằng với 1 USD. Từ đó, tỉ giá VNĐ/USD tại các ngân hàng thương mại ngừng tăng, đồng thời cung cầu ngoại tệ không mất cân đối.

Trên thị trường tự do, tuy giá USD trong các ngày gần đây nóng lên nhưng một số đầu mối kinh doanh ngoại tệ cho hay thị trường khá im ắng. Một số cá nhân đã tranh thủ bán ra "đồng bạc xanh" để chi tiêu hoặc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh. Số khác thì không muốn đưa vốn vào USD vì lợi nhuận thấp hơn so với việc nắm giữ VNĐ. Đơn cử là từ đầu năm 2022 đến nay, giá USD tự do chỉ tăng khoảng 2,5%, trong khi đó gửi tiết kiệm VNĐ có mức sinh lời hơn 3%.

Theo Thy Thơ (Người lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video