Vay đóng tàu cá mới, NHNN chấn chỉnh các ngân hàng yêu cầu bổ sung thêm thế chấp ngoài tàu

Theo công văn hướng dẫn Nghị định này, các ngân hàng không được bắt buộc chủ tàu phải bổ sung thêm tài sản bảo đảm khi triển khai đóng mới, nâng cấp tàu.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, đã có một số phản ánh khó khăn, vướng mắc của chủ tàu khi vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ. Trong đó có việc các ngân hàng thương mại (NHTM) yêu cầu ngư dân bổ sung thêm tài sản bảo đảm ngoài con tàu hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Trong văn bản số 6393/NHNN-TD ngày 11/8/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 6393/NHNN-TD yêu cầu các NHTM, NHNN chi nhánh 28 tỉnh, thành phố ven biển một số nội dung để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Theo đó, NHNN chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch các NHTM nghiêm túc triển khai chính sách tín dụng quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và chỉ đạo của NHNN tại công văn số 1085/NHNN-TD ngày 26/02/2015 về triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Công văn hướng dẫn năm 2015 yêu cầu chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch NHTM khẩn trương tiếp cận các chủ tàu là tổ chức, cá nhân ngay sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, tạo điều kiện để khách hàng được vay mức cao nhất có thể theo quy định của pháp luật, không bắt buộc chủ tàu phải bổ sung thêm tài sản bảo đảm để triển khai đóng mới, nâng cấp tàu. Công văn còn để ngỏ việc cho vay không tài sản đảm bảo đối với vốn lưu động khi chủ tàu tham gia liên kết theo chuỗi sản xuất từ khâu khai thác, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm và ngân hàng kiểm soát được dòng tiền.

Ngoài việc yêu cầu NHTM thực hiện theo Công văn hướng dẫn, NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc cho vay đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khai thác hải sản xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và những cố gắng nỗ lực của ngành Ngân hàng trong việc triển khai chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ thời gian qua.

Đối với NHNN chi nhánh 28 tỉnh, thành phố ven biển: Đầu mối đôn đốc, giám sát việc triển khai chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của các NHTM trên địa bàn; Phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân, Ban chỉ đạo triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả các chính sách theo Nghị định 67 trên địa bàn. Kịp thời thông tin, truyền thông về kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhằm tạo sự đồng thuận đối với việc thực hiện chính sách này.

Theo Thanh Thủy Người đồng hành

Tags:

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video