VAFI chỉ lý do chào bán cổ phần Vinamilk “ế” hơn 52 triệu cổ phiếu

Giá khởi điểm 144.000 đồng/cổ phiếu cao hơn giá thị trường khoảng 7% là một trong những lý do VAFI cho rằng, chẳng có nhà đầu tư nào “dại dột” mua cổ phiếu Vinamilk cao hơn giá trên sàn.

[caption id="attachment_44871" align="aligncenter" width="670"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Phiên đấu giá bán 9%/vốn điều lệ cổ phần nhà nước tại CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk (mã VNM) với kết quả chỉ có 2 tổ chức mua 5,4%, thực chất là 1 tổ chức mua với mong muốn là nhà đầu tư chiến lược, còn lại 3,6% là chưa bán hết hoặc “không có người mua”.

Theo nhận định của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), việc tạo cảm giác cổ phiếu Vinamilk bị “ế” không đúng và không phán ảnh nhu cầu mua cổ phiếu từ các nhà đầu tư chiến lược.

Lý giải việc phiên đấu giá không đạt được mục tiêu ban đầu, VAFI chỉ ra các nguyên nhân như giá khởi điểm 144.000 đồng/cổ phiếu cao hơn giá thị trường khoảng 7%.

Bên cạnh đó, quy mô của nhà đầu tư tài chính trong nước và quốc tế còn nhỏ bé, việc huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài còn rất khiêm tốn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn một số nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn để tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài đang dễ mua cổ phần Vinamilk trên sàn chứng khoán với số vốn giải ngân có thể đạt được ở mức hàng trăm triệu USD. Trong tương lai gần nguồn cung chứng khoán gia tăng khi Chính phủ đang đẩy mạnh tiến trình thoái vốn và thúc các doanh nghiệp đã cổ phần hoá lên sàn…

“Từ phân tích trên để nhận định rằng, chẳng có nhà đầu tư chứng khoán nào dại dột lại đi mua cổ phiếu VNM cao hơn so với giá trên sàn”, VAFI cho biết.

Đặt giả thiết, nếu thoái vốn nhà nước tại Vinamilk theo giá thị trường, vẫn đặt mục tiêu bán cổ phần Vinamilk cho nhiều nhà đầu tư tài chính, VAFI cho rằng, thị trường không thể hấp thụ được lượng cung khổng lồ là 4 tỷ USD từ việc bán toàn bộ cổ phần VNM, giá cổ phiếu VNM sẽ lao dốc vài chục %.

Với 3,6%/vốn điều lệ “ế” VAFI cho rằng, tỷ lệ cổ phần này cộng với 36% sẽ làm cho lô cổ phần nhà nước 40%/vốn điều lệ sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Do đó, kiến nghị Bộ Tài chính và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC không trình Chính phủ phương án bán nốt 3,6%.

Cũng theo VAFI, bài học rút ra là không tổ chức bán lẻ vì nếu làm như vậy thì ngân sách nhà nước sẽ thất thu và việc bán cổ phần sẽ trở nên rất khó khăn hoặc không bán được.

“Khi bán lô lớn cho các nhà đầu tư chiến lược trong nước và nước ngoài tại các doanh nghiệp lớn, phải tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận thông tin đầy đủ, đi thăm doanh nghiệp và có thời gian tiếp xúc với ban quản lý doanh nghiệp. Phải dành thời gian khoảng 6 tháng cho nhà đầu tư chuẩn bị phương án đấu giá kể từ thời điểm công bố thông tin”, văn bản của VAFI cho hay.

Theo Nguyễn Thảo Bizlive

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video