Tỷ giá VNĐ/USD sẽ tăng trong năm 2018

Các yếu tố có thể ảnh hưởng lên tỷ giá trong năm 2018, theo chứng khoán VCBS, nguồn cung ngoại tệ dồi dào, đặc biệt từ các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp khi có rất nhiều cơ hội đầu tư từ thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối.

Theo các chuyên gia của Standard Chartered năm 2018, lĩnh vực ngân hàng sẽ tăng trưởng tốt nhờ sự hỗ trợ từ tăng trưởng kinh tế cao (6,8%), nợ xấu giảm, tín hiệu tốt từ việc các ngân hàng mua lại nợ xấu từ VAMC, tăng trưởng tín dụng năm 2018 dự báo khoảng 18,5%.

Sự tín dụng tăng trưởng nhanh cũng sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát đối với nền kinh tế. Ông Edie Cheung, chuyên gia Standard Chartered nhận định năm 2018 đồng VNĐ sẽ mạnh lên, tăng giá so với đồng USD khoảng 1%. Tỷ giá sẽ đạt 22.650 đồng/USD vào quý II-2018 và đến cuối năm 2018 sẽ về mức 22.600 đồng/USD vào cuối năm 2018. Đồng thời, nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2018 tiếp tục tăng so với năm 2017.

Còn VCBS cho rằng, bất chấp lộ trình tăng lãi suất của FED, việc USD giảm giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác được xem là yếu tố tích cực đối với sự ổn định của thị trường ngoại tệ. Thậm chí, nếu so với mặt bằng chung của các đồng tiền trong khu vực, sức mạnh tương đối của VND có sự cải thiện trong năm 2017. VCBS cho rằng cũng cần nhìn nhận vai trò lớn của cơ quan điều hành trong việc duy trì và bình ổn thị trường.

Công ty chứng khoán này dẫn chứng thêm, khi tỷ giá có dấu hiệu căng thẳng vào đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tiến hành tăng dần tỷ giá trung tâm nhằm tránh những biến động giật cục cũng như dần loại bỏ tâm lý đầu cơ trên thị trường. Kèm theo đó, NHNN cũng đã có động thái nâng tỷ giá mua ngoại tệ giao dịch với các NHTM nhằm nâng cao khả năng mua vào ngoại tệ khi nhận thấy nguồn cung tiềm tàng từ các NH này.

Về các yếu tố có thể ảnh hưởng lên tỷ giá trong năm 2018, theo VCBS, nguồn cung ngoại tệ dồi dào, đặc biệt từ các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp khi có rất nhiều cơ hội đầu tư từ thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, vẫn sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối. Trong đó, tâm điểm tiếp tục là dòng vốn đầu tư gián tiếp với định hướng rõ nét ở nhiều doanh nghiệp là Nhà nước chỉ nắm cổ phần không chi phối.

“Đồng USD có thể sẽ mạnh lên trở lại khi FED tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2018. Tuy nhiên, sức mạnh của đồng USD cũng còn còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác, đặc biệt là sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đi cùng mức độ hiện thực hóa chính sách của chính quyền tổng thống Donald Trump. Đối với các yếu tố trên thị trường thế giới, chúng tôi đưa ra giả định các nền kinh tế lớn khác không biến động quá lớn”, VCBS nhận định.

Tổng hợp các yếu tố, VCBS cho rằng nguồn cung ngoại tệ dồi dào sẽ giúp NHNN có thể chủ động hơn trong việc điều hành và bình ổn thị trường khi cần thiết nhằm đảm bảo nhiều mục tiêu quan trọng như: đảm bảo sức hấp dẫn của Việt Nam với dòng vốn đầu tư, tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất thấp ở mức hợp lý để hỗ trợ tăng trưởng, qua đó giữ nợ công ở mức giới hạn cho phép.

“Chúng tôi dự báo mức giảm giá của VND trong năm 2018 sẽ không quá 2%. Trong đó, các biến động sẽ được dần dần ghi nhận và không xảy ra trạng thái giật cục khi NHNN đã có những kinh nghiệm điều hành hợp lý so với các năm trước đây”, VCBS cho hay.

Lê Thuận

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video