Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: USD tiếp tục giảm khi Trump rời Nhà trắng

Đồng USD giảm giá trong bối cảnh nước Mỹ thắt chặt an ninh trước khi Tổng thống Donald Trump rời Nhà trắng và ông Joe Biden nhậm chức.

Đầu phiên giao dịch 21/1, (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác ở mức 90,467 điểm, giảm 0,02%.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: USD tiếp tục giảm khi Trump rời Nhà trắng

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: USD tiếp tục giảm khi Trump rời Nhà trắng.

Đồng USD giảm giá trong bối cảnh nước Mỹ thắt chặt an ninh trước khi Tổng thống Donald Trump rời Nhà trắng và ông Joe Biden nhậm chức vào cuối ngày 20/1 theo giờ Việt Nam.

Bà Janet Yellen, người được đề cử làm Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, được cho là đã đề cập với Thượng viện Mỹ việc chính phủ phải có “hành đồng lớn” với gói cứu trợ Covid-19 lớn để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, dưới góc độ kinh tế thì việc nước Mỹ có thêm các gói hỗ trợ mởi lại là “con dao hai lưỡi” khi nó có thể đẩy lạm phát và nợ chính phủ tăng cao. Chính lo ngại này đã đẩy đồng USD có nguy cơ suy yếu kéo dài.

Kể từ đầu năm 2021 đến nay, USD tăng gần 2% so với các đồng tiền chính khác. Điều này được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng để đáp ứng với kế hoạch của ông Biden về gói cứu trợ đại dịch 1.900 tỷ USD. 

Trong năm ngoái, USD đã giảm gần 7% do thị trường kỳ vọng chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tiếp tục lỏng lẻo và hy vọng về sự phục hồi trên toàn cầu sau đại dịch.

Trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.148 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.125 đồng và bán ra ở mức 23.797 đồng.

Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 22.980 đồng (mua) và 23.160 đồng (bán).

Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.980 đồng/USD và 23.160 đồng/USD. 

Vietinbank: 22.968 đồng/USD và 23.168 đồng/USD. 

ACB: 22.990 đồng/USD và 23.150 đồng/USD.

Theo Kinh tế & Đô thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video