Trình Thủ tướng xem xét cấp phép cho hãng bay của 'vua hàng hiệu' Hạnh Nguyễn

Sau khi xét các yếu tố thị trường, điều kiện thành lập, đặc biệt liên quan tới quốc tịch của các cổ đông góp vốn… Bộ GTVT vừa kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép bộ này được cấp giấy phép kinh doanh cho Hãng hàng không IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, hiện Việt Nam có 5 hãng hàng không nội địa, chủ yếu khai thác vận tải khách trong nước và quốc tế, nhưng chưa có hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa bằng máy bay chuyên dụng. Có 60 hãng hàng không nước ngoài khai thác đường bay kết nối với Việt Nam, trong đó chuyên chở hàng hoá thường lệ là 47 hãng.

Theo Bộ GTVT, việc có hãng hàng không chuyên chở hàng hoá có thể giúp tăng thị phần vận tải hàng hoá của các hãng hàng không Việt Nam thêm 10-15%/năm, thúc đấy lưu thông hàng hoá. Dự kiến, hãng IPP Air Cargo ra đời sẽ tăng trưởng 18-20%/năm.

Cục Hàng không đánh giá, hồ sơ xin cấp phép bay của IPP Air Cargo đã đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành. Cục này kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng xem xét phê duyệt cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hoá bằng đường hàng không cho Công ty IPP Air Cargo theo quy định.

Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng phê duyệt cũng xác định tới năm 2020 Việt Nam có 8-10 chiếc máy bay chuyên chở hàng, tới năm 2030 con số này tăng lên 15-20 chiếc.

Trình Thủ tướng xem xét cấp phép cho hãng bay của vua hàng hiệu Hạnh Nguyễn - Ảnh 1.

Công ty IPP Air Cargo đã xúc tiến thuê máy bay và thiết kế nhận diện thương hiệu.

Bộ GTVT nhận định, việc thành lập hãng hàng không chuyên chở hàng phù hợp với các mục tiêu phát triển tổng thể và chiến lược chung phát triển dịch vụ vận tải của Việt Nam, các điều kiện cũng đầy đủ. Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép Bộ GTVT cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho IPP Air Cargo.

Theo quy định, nếu được Thủ tướng chấp thuận về chủ trương đầu tư vận tải hàng hoá, Bộ GTVT sẽ cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng bằng đường hàng không cho Công ty IPP Air Cargo, thủ tục cuối cùng để hãng vận tải này có thể đi vào hoạt động thương mại.

Trước đó, góp ý cho việc cấp phép thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã lưu ý Bộ GTVT kiểm tra chặt chẽ việc góp vốn vào hãng hàng không này, đặc biệt liên quan tới quốc tịch của các cổ đông.

Năm 2021, vận tải hàng hoá bằng đường hàng không của Việt Nam đạt 1,3 triệu tấn, dự kiến tăng lên 1,5 triệu tấn trong năm nay, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1991-2022 trên 15% mỗi năm. Cùng đó, nhu cầu vận tải hàng hoá bằng đường hàng không trên thế giới cũng liên tục tăng, với giá cước tương đối tốt (khoảng 8-10 USD/kg cho đường bay Việt Nam - Hoa Kỳ).

Dự án lập hãng hàng không IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng (tương đương 100 triệu USD), trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là vốn huy động. Công ty CP IPP Air Cargo là thành viên của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật là bà Lê Hồng Thủy Tiên.

Theo kế hoạch, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng; đến năm thứ hai sẽ tăng lên 7 chiếc và tăng lên 10 chiếc vào năm thứ 3.

Theo Lê Hữu Việt (Tiền Phong)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video