Trái ngược với cảnh “bết bát” của nhóm dầu khí, Petrolimex công bố lãi 6.300 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2015

Đây cũng là mức lãi cao nhất trong lịch sử của Petrolimex.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex (PLX) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2016. Với giá đầu vào thấp kéo theo giá bán giảm, doanh thu năm 2016 của Petrolimex giảm 16%, tương ứng giảm 23.800 tỷ so với năm 2015 xuống còn 123.100 tỷ đồng. Do giá vốn hàng bán giảm tới 19% nên lãi gộp vẫn tăng 1.300 lên 14.100 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ 8,7% lên 11,5%. Tuy nhiên, nhân tố tác động mạnh nhất đến lợi nhuận năm 2016 không nằm ở hoạt động kinh doanh chính mà là do yếu tố tài chính. Đáng kể nhất nhất là chi tài chính giảm 2/3 so với năm trước, tương ứng giảm 1.700 tỷ, chủ yếu là do giảm lỗ tỷ giá. Trong khi đó, doanh thu tài chính tăng 17% so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm 2016, Petrolimex đạt 6.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 2.550 tỷ đồng (68%) so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 4.665 tỷ đồng, tương ứng với EPS đạt 4.050 đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử của doanh nghiệp này.

Kết quả kinh doanh của Petrolimex trái ngược với hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác và chế dầu khí (tức các doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dầu khí – PVN). Giá dầu thấp khiến cho các doanh nghiệp dầu khí chịu thiệt hại nặng nề trong khi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thành phẩm như Petrolimex lại hưởng lợi lớn.

Theo số liệu sơ bộ, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2016 của PVN chỉ đạt 18.000 tỷ đồng, giảm 40% so với năm trước. Các tổng công ty thành viên chủ chốt cũng ghi nhận lợi nhuận giảm rất sâu như PVD giảm 90%, PTSC giảm 43%, PV GAS giảm 18%, PV DMC giảm 117% khi báo lỗ 34 tỷ đồng…

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video