Trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại Ngân hàng BIDV

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại Ngân hàng BIDV - thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại Ngân hàng BIDV - Ảnh 1.

5 bị cáo Đoàn Ánh Sáng, Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Phạm Hồng Quang, Đặng Thanh Nam. (Nguồn: Baochinhphu.vn)

Ngày 16/7, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Đây là vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, được dư luận quan tâm. Việc trả hồ sơ là để các cơ quan tố tụng tiến hành điều tra bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung trong vụ án.

Trước đó, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định mở phiên tòa xét xử 12 bị cáo trong vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) vào ngày 20/7/2020.

Hội đồng xét xử gồm 5 người: 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. Có 3 kiểm sát viên đại diện cho Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội tham gia thực hiện quyền công tố tại phiên tòa.

Có tổng số 32 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, bị hại và đương sự tại phiên tòa.

Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng đã triệu tập hơn 60 cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hơn 30 người làm chứng đến tham dự phiên tòa. 

Trong số 12 bị cáo, có 8 bị cáo bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng," gồm: Trần Lục Lang (nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV), Đoàn Ánh Sáng (nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV), Kiều Đình Hòa (nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV-Chi nhánh Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (nguyên Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp BIDV-Chi nhánh Hà Tĩnh), Ngô Duy Chính (nguyên Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Thành), Nguyễn Xuân Giáp (nguyên Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Thành), Phạm Hồng Quang (nguyên Trưởng phòng Quan hệ khách hàng 1, BIDV-Chi nhánh Hà Thành), Đặng Thành Nam (nguyên cán bộ quản lý khách hàng BIDV-Chi nhánh Hà Thành).

Bốn bị cáo còn lại bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản” gồm: Đoàn Hồng Dũng (nguyên Giám đốc Công ty Trung Dũng), Trần Anh Quang (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà), Đinh Văn Dũng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà), Nguyễn Thị Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Công ty Hà Nam).

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2016, lợi dụng chức trách được giao, ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV) đã chỉ đạo cấp dưới tại BIDV và BIDV-chi nhánh Hà Tĩnh, Chi nhánh Hà Thành cho Công ty Bình Hà (là công ty "sân sau" của Trần Bắc Hà) và Công ty Trung Dũng vay trái quy định, gây thất thoát cho BIDV số tiền đặc biệt lớn là 1.672 tỷ đồng.

Trong vụ án này, ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV) được xác định là chủ mưu, cầm đầu về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" theo quy định tại Điều 206, khoản 4-Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tuy nhiên, tháng 7/2019, ông Trần Bắc Hà đã tử vong trong trại giam vì bệnh hiểm nghèo.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan công an tiến hành đình chỉ bị can đối với ông Trần Bắc Hà; việc điều tra, truy tố, xét xử sẽ tiếp tục đối với các đồng phạm của ông Trần Bắc Hà./.

Theo Kim Anh (Vietnam+/ TTXVN)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video