Tổng Giám đốc Vietnam Airlines: Năm 2017 kế hoạch lợi nhuận hợp nhất khoảng 1.186 tỷ đồng

Đó là thông tin được ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines (VNA) chia sẻ tại hội nghị tổng kết ngành giao thông ngày 10/1.

Ông Dương Trí Thành cho biết năm 2016, VNA đã triển khai hoàn thành chương trình tái cấu trúc và cổ phần hóa, ngày 3/1 lên sàn với mức khởi điểm 28.000/cổ phiếu, sau 2 ngày kịch trần 51.000/cổ phiếu, hiện tại giá đang dao động ở mức 41.000-43.000/cổ phiếu. Năm qua, VNA tái cấu trúc đội tàu bay với 10 tàu bay Boeing 787, Airbus A350. Ngày 21/12/2016, hãng đã chào đón hành khách thứ 20 triệu, kế hoạch đến tháng 11/2017 sẽ đón khách thứ 200 triệu.
[caption id="attachment_42921" align="aligncenter" width="660"]ve-may-bay-vietnam-airlines Năm 2017 giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của VNA [/caption]

Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam nhấn mạnh thị trường hàng không bùng nổ là cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới. Ông Thành cho biết năm qua VNA đã đạt được lợi nhuận kỷ lục, cao hơn 5 lần so với năm ngoái. Cụ thể, doanh thu công ty mẹ đạt 59.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.590 tỷ đồng vận chuyển 20,6 triệu hành khách, 264.000 tấn hàng hóa, 128.000 chuyến bay.

Theo ông Dương Trí Thành, năm 2017, VNA đặt kế hoạch vận chuyển 21,7 triệu khách, hàng hóa 290.000 tấn, 130.000 chuyến bay.

Ông Thành lo ngại năm 2017 dự kiến giá dầu tăng và biến động có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của hãng. VNA lập kế hoạch lợi nhuận hợp nhất khoảng 1.186 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VNA xây dựng kế hoạch trong đó nội dung chủ yếu là đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ tăng trưởng thị phần cùng với việc phát triển và đẩy mạnh hàng không giá rẻ (Jetstar Pacific) mà VNA chiếm 70% cổ phần.

Thị trường hàng không Việt Nam 5 năm qua phát triển bùng nổ, có sức ép lên hạ tầng đặc biệt là sân bay Tân Sơn Nhất. Ông Thành cho biết VNA đã phối hợp với Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng nhận bàn giao tạm thời khu vực 21ha đưa máy bay sang đỗ, phối hợp ACV trình phương án đầu tư mở rộng, VNA mong muốn cam kết mở rộng để phục vụ phát triển đội tàu bay; cam kết, đáp ứng nhu cầu hàng không tăng lên của Việt Nam.

Ông Thành đưa ra dẫn chứng việc đường bay Hà Nội-TP.HCM là đường bay nội địa nhộn nhịp đứng thứ 4 trên thế giới. Chỉ số ghế/km hành khách của Việt Nam đứng thứ 24 thế giới nhưng hạ tầng kết cấu thì không bằng. Hiện TP.HCM đã cho tăng cường lịch bay từ 22 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng sau dẫn đến áp lực lên thi công, kỹ thuật, sân bay ùn tắc, tăng cường kiểm tra giám sát...

Tổng Giám đốc VNA kiến nghị Bộ GTVT phải có ý kiến cụ thể với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giải pháp hành lang pháp lý để có giải pháp quản trị rủi ro như ổn định tỷ giá tiền tệ, bảo hiểm xăng dầu…

Theo Hải Minh NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video