Tốc độ tăng trưởng nhóm ngân hàng tư nhân đang bỏ xa ngân hàng quốc doanh

Tổng tài sản của các Ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ tăng 0,06% trong 10 tháng đầu năm 2020, trong khi đó nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tăng mạnh 7,68%, các ngân hàng nước ngoài cũng tăng tới 10,26%.

Tốc độ tăng trưởng nhóm ngân hàng tư nhân đang bỏ xa ngân hàng quốc doanh

Ngân hàng Nhà nước mới đây đã cập nhật số liệu về hoạt động hệ thống TCTD đến cuối tháng 10/2020.

10 tháng đầu năm 2020, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 4,75%, đạt hơn 13,1 triệu tỷ đồng. Trong đó, tổng tài sản của nhóm 7 ngân hàng thương mại nhà nước chỉ tăng 0,06% lên hơn 5,4 triệu tỷ đồng; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lại tăng mạnh 7,68% lên 5,6 triệu tỷ; nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài cũng tăng mạnh 10,26% lên gần 1,5 triệu tỷ đồng.

Trong khi nhiều ngân hàng tư nhân tăng được vốn điều lệ trong năm nay thì các NHTM Nhà nước vẫn dậm chân. Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ tăng 0,06% lên 155.248 tỷ đồng; trong khi vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần tăng 5,39% lên 300.046 tỷ. Có thể thấy, trong khi tổng tài sản tương đương nhau, vốn điều lệ của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đang cao hơn rất nhiều so với các NHTM Nhà nước.

Đến cuối tháng 10, tỷ lệ an toàn vốn CAR theo Basel II (áp dụng theo Thông tư 41) của hệ thống ngân hàng là 11,65%, trong đó các ngân hàng thương mại nhà nước là 9,54%; các NHTM cổ phần là 10,83%; ngân hàng nước ngoài lên tới 19,36%.

Tổng vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần cuối tháng 10 đạt hơn 432 nghìn tỷ đồng; trong khi các ngân hàng thương mại Nhà nước là hơn 214 nghìn tỷ.

Nền tảng vốn mỏng khiến cho mức trần tăng trưởng tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước bị hạn chế rõ rệt trong vài năm trở lại đây. Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, đó là nguyên nhân khiến thị phần tín dụng của 3 NHTMNN lớn gồm VietinBank, BIDV, Vietcombank mất 2,74% trong 2 năm qua. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, 4 ngân hàng tư nhân lớn là Techcombank, VPBank, MBBank, ACB có tăng trưởng mạnh mẽ, và giành thêm 1,58% thị phần toàn ngành.

Hiện VietinBank, BIDV, Vietcombank đang dần triển khai việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng như giữ lại lợi nhuận để bổ sung vốn điều lệ. Tuy nhiên, VDSC lưu ý rằng, bất kỳ hình thức cổ tức nào cũng không cải thiện CAR. Những ngân hàng này vẫn cần sớm phát hành riêng lẻ để tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho năm 2021 và xa hơn, hoặc việc mất thị phần sẽ tiếp diễn do các ngân hàng tư nhân đang tăng trưởng mạnh.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video