TLD thông báo chi trả cổ tức năm 2017 tỷ lệ 8% và ĐHĐCĐ thông qua phương án xây dựng nhà máy thứ 6 tại Quảng Bình

Ngày 27/06, HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long (TLD) đã thông qua việc triển khai thực hiện phương án trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 4% bằng tiền mặt và 4% bằng cổ phiếu.

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long thông báo ngày 11/07/2018 sẽ chốt danh sách cổ đông cuối cùng cho việc trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2017 với tỷ lệ 4%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 400 đồng. Và việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 4% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận được 4 cổ phiếu mới) sẽ được thực hiện ngay sau khi được UBCKNN chấp thuận. Cùng với đó, ngày 27/6/2018, sau khi tổng hợp việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch xây dựng Nhà máy sản xuất ván ép công nghiệp thứ 6 tại khu công nghiệp Bắc Đồng Hới - Quảng Bình (tổng số vốn đầu tư 250 tỷ đồng) với tỷ lệ đồng thuận là 100% trên số phiếu gửi về. Dự kiến Nhà máy này sẽ được đưa vào hoạt động trong Quý IV năm 2018 (công suất dự kiến mang lại doanh thu 150 tỷ đồng/năm). Trong năm 2017, hoạt động sản xuất kinh doanh của TLD tiếp tục đà tăng trưởng tốt, doanh thu năm 2017 đạt 164,8 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 16,5 tỷ đồng, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu đạt 935 đồng mỗi cổ phiếu. Năm 2018, TLD đặt mục tiêu doanh thu 250 tỷ và lợi nhuận sau thuế 25 tỷ đồng. Kết thúc quý I/2018 doanh thu của TLD đạt 50 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8,1 tỷ đồng. Bênh cạnh đó, việc mở rộng và nâng công suất các nhà máy trên cả nước sẽ giúp cho Công ty phát triển mạnh trong hoạt động sản xuất ván ép với doanh thu dự kiến tăng gấp đôi hiện nay. Dự kiến kết quả kinh doanh năm 2018 của TLD sẽ vượt với kế hoạch đề ra.

Ngọc Lan

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video