Thực phẩm Sao Ta (FMC) ước lãi 200 tỷ đồng năm 2018, dự báo thị trường tôm 2019 khả quan hơn

Dự báo ngành tôm 2019, đại diện Thực phẩm Sao Ta (FMC) cho biết chưa thấy dự báo về nguy cơ dịch bệnh tôm nuôi, chỉ có dự báo thời tiết nóng (En Nino) sẽ thuận lợi cho nuôi tôm.

Thực phẩm Sao Ta (FMC) vừa thông tin về tình hình kinh doanh năm 2018, trong đó các chỉ tiêu năm tài chính (15 tháng kể từ tháng 10/2017 đến hết năm 2018) đều vượt chỉ tiêu đề ra. Ghi nhận, sản lượng vượt 10%, doanh số tiêu thụ vượt 5%. Với kế hoạch 4.350 tỷ doanh thu, con số đạt được trong năm 2018 FMC ước đạt 4.567,5 tỷ đồng. Riêng lợi nhuận đạt trên 200 tỷ, vượt so với chỉ tiêu là 140 tỷ đồng, đây là mức lãi lớn nhất kể từ trước đến nay.

Nói về ngành tôm năm qua, bắt đầu mùa tôm từ tháng 4, giá tôm dịch chuyển và mạnh dần theo chiều đi xuống. Tin không tốt liên tục tới, nhiều nước nuôi tôm sớm, trúng vụ, nhằm lúc thị trường tiêu thụ đang thấp điểm. Hệ quả nhiều người nuôi tôm Việt dãn việc thả giống nuôi tôm, chuyển sang nuôi tôm sú, thả thưa, thay vì nuôi tôm thẻ chân trắng giá đang quá mỏng. Tôm tươi thương phẩm giảm giá 20%, có lúc nhiều hơn, lấy đi gần hết tiền lời người nuôi tôm. Thị trường tấp nập người mua bán nhất là Hoa Kỳ, hàng đụng chợ, nhất là tôm bỏ đầu còn vỏ cấp đông block giảm giá 30%. Tôm Ấn Độ chịu nổi vì giá thành rất rẻ; tôm Indonesia chịu nổi vì không có thuế chống bán phá giá. Tôm từ hai nước này ôm hơn phân nữa tổng số tôm nhập vào Hoa Kỳ.

Đến cuối quý 3/2018, khi nhu cầu tôm tươi thương phẩm tăng cao để các cơ sở chế biến thực hiện các đơn hàng giao phục vụ cuối năm, giá tôm đã từng bước nhích dần lên. Đến cuối năm, khi nguồn cung cạn vì hết vụ, giá tôm đã về mức gần bằng đầu năm, tức giá tốt.

Dự báo ngành tôm 2019, đại diện FMC cho biết chưa thấy dự báo về nguy cơ dịch bệnh tôm nuôi, chỉ có dự báo thời tiết nóng (En Nino) sẽ thuận lợi cho nuôi tôm. Trong trường hợp dự báo lạc quan, nguồn cung tôm thế giới tiếp tục tăng trưởng chủ yếu từ Ấn Độ, Việt Nam và Ecuador đồng thời giá tôm sẽ xuống thấp.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video