Thừa nhận ảnh hưởng từ lãi suất huy động tăng, một ngân hàng mới hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

Theo lãnh đạo nhà băng này, hoạt động ngành ngân hàng chịu áp lực trong quý III khi NIM có xu hướng giảm do lãi suất đầu vào có xu hướng tăng cũng như khả năng đối mặt với tình trạng nợ xấu gia tăng vào cuối năm 2022.

Tại thông cáo mới công bố, ABBank cho biết, trước tác động mạnh từ thị trường, một số chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng đến cuối quý 3 chưa đạt như kỳ vọng. Trong đó có chỉ tiêu lợi nhuận đạt 1.702 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 55% kế hoạch năm 2022.

Tính đến hết quý III, tổng tài sản ABBank đạt 131.915 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt 86.873 tỷ đồng, tăng 10,47% so với đầu năm, với 71% tập trung vào lĩnh vực bán lẻ có hệ số rủi ro thấp. Trong đó, cho vay khách hàng cá nhân của ABBank đạt 42.807 tỷ đồng, cho vay Khách hàng SMEs đạt 19.025 tỷ đồng.

Huy động vốn từ khách hàng đạt 84.943 tỷ đồng, tăng 7,18% so với đầu năm. Casa tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, góp phần cải thiện chi phí vốn cho ngân hàng.

Hệ số an toàn vốn (CAR) duy trì ở mức 11,8%, cao hơn so với mức 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ABBank tính đến ngày 30/9/2022 ở mức 1,68%. Trong quý 3/2022 ngân hàng  đã thực hiện trích lập hơn 544 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể và trích lập hơn 86 tỷ đồng cho quỹ dự phòng chung. Với tình hình thanh khoản tốt, trong quý 3/2022 ABBank cũng đã thực hiện mua lại 400 tỷ đồng nợ VAMC .

Ông Nguyễn Mạnh Quân – Quyền Tổng Giám đốc ABBANK nhận định: "Quý 3/2022, hoạt động ngành ngân hàng chịu áp lực, lãi biên (NIM) có xu hướng giảm do lãi suất đầu vào có xu hướng tăng cũng như khả năng đối mặt với tình trạng nợ xấu gia tăng vào cuối năm 2022. Để đạt được mục tiêu kinh doanh năm 2022, ABBank xác định luôn sẵn sàng thích ứng và có những quyết sách linh hoạt với sự biến đổi của thị trường. Trong 3 tháng cuối năm, ABBank sẽ đẩy mạnh phục vụ các nhu cầu phi tín dụng, phát triển dịch vụ ngân hàng số nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và hướng tới mục tiêu tăng vị thế trong phân khúc bán lẻ."

Theo Quang Hưng (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video