Thiếu quỹ đầu tư hỗ trợ M&A

Tổng giá trị M&A của Việt Nam trong năm 2017 đã lên hơn 6 tỷ USD, một con số đáng ngạc nhiên so với dự báo trước đó, nhưng điều đáng buồn là doanh nghiệp nội khó cạnh tranh do thiếu “bàn tay” của các ngân hàng, quỹ đầu tư hỗ trợ cho nhà đầu tư tham gia hoat động này.

Thị trường mua bán sáp nhập năm 2017 của Việt Nam chính thức đóng lại thành công bằng vụ M&A lịch sử giữa Cty TNHH Vietnam Beverge với Sabeco với trị giá khoảng 4,8 tỷ USD. Trước đấy là vụ công khai công bố sáp nhập giữa Thế giới di động và Trần Anh; giữa Thế giới di động và Cty dược phẩm Phúc An Khang. Trong đó, tổng giá trị M&A của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 77% giá trị toàn thị trường.
[caption id="attachment_79460" align="aligncenter" width="600"] Câu chuyện của Sabeco nhắc chúng ta nhớ lại thương vụ Saigon Co.op cạnh tranh với Central Group của Thái Lan để mua lại Big C cũng đã bất thành bởi hạn chế tài chính và rào cản pháp lý. Ảnh: S.T[/caption]

Sóng lớn M&A đến từ doanh nghiệp ngoại

Năm 2016 – 2017 Việt Nam chứng kiến nhiều thương vụ trong lĩnh vực công nghiệp có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, có thể kể đến như Tập đoàn SCG và Cty Vật liệu xây dựng Việt Nam, Tập đoàn CJ vàCty Cầu Tre, Earth Chemical và Cty Á Mỹ Gia, hay thương vụ giữa Cty Daesang và Cty Thực phẩm Đức Việt, trong đó phải kể đến thương vụ giữa Tập đoàn LafargeHolcim (Thụy Sỹ) và doanh nghiệp xi măng lớn thứ 2 Thái Lan là Công ty Siam City Cement (SCC) đã thâu tóm 65% cổ phần tại Liên doanh Holcim Việt Nam với giá 867 triệu franc tương đương 19.900 tỷ đồng.

Trở lại câu chuyện của Sabeco, trong thương vụ này, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy được tiềm năng phát triển của ngành bia rượu, cơ hội mở rộng thị phần của Sabeco nếu biết khai thác triệt để cùng với những phương thức kinh doanh mới và ứng dụng công nghệ hiện đại vào dây chuyền sản xuất. Nhận định về điều này, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Tổng giám đốc Cty AVM Việt Nam cho biết: “Rõ ràng đây là một cuộc đua “hàng ngon, hàng tốt” và thể hiện sự chủ động tìm kiếm cơ hội của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam”.

Thống kê của Viện Mua bán - sáp nhập Thụy Sỹ (IMAA) cho thấy, tổng giá trị M&A năm 2016 của Việt Nam đạt mốc kỷ lục 5,8 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng 11,92% so với năm 2015. Tuy nhiên, theo đại diện IMAA, tăng trưởng của thị trường M&A tại Việt Nam là đáng ghi nhận nhưng quy mô thị trường chỉ ở mức trung bình trong khu vực Đông Nam Á.

Bởi, theo IMAA, tổng giá trị M&A năm 2016 của thị trường Singapore đạt 62,3 tỷ USD trong khi đó, Indonesia, Thái Lan và Malaysia lại chỉ quanh quẩn ở mức 11-16 tỷ USD của các nước. So với thị trường Phillippines, tổng giá trị của Việt Nam vẫn thua khá xa (năm 2016, giá trị M&A của Philippines vào khoảng 6,8 tỷ USD).

Nửa năm đầu của năm 2017, tổng giá trị M&A của Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng hơn 1 tỷ USD. Các dự báo đều cho rằng, có thể giá trị M&A năm 2017 của Việt Nam sẽ không đạt được mức tăng trưởng như năm 2016 bởi, thị trường Việt Nam vẫn chủ yếu là các giao dịch nhỏ với quy mô 3-4 triệu USD, các giao dịch quy mô nhỏ chiếm tới 64,16% về giá trị và chiếm tới trên 90% về số lượng thương vụ.

Nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp nội

Dự báo thị trường M&A 2017-2018, ông Seck Yee Chung, Cty Luật Baker&McKenzie nhận định, Việt Nam với những lợi thế về môi trường kinh doanh đang có những bước tiến mới, nhiều chính sách khuyến khích dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, môi trường chính trị ổn định và vị trí địa kinh tế thuận lợi là những yếu tố giúp Việt Nam trở thành thị trường M&A hấp dẫn nhất ở khu vực đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Cũng theo ông Seck Yee Chung, những lĩnh vực tiềm năng tại thị trường M&A Việt Nam có thể kể đến chế biến thực phẩm, công nghiệp, dệt may, năng lượng, sản xuất hàng tiêu dùng nhanh và vật liệu xây dựng.

Tiềm năng là vậy, nhiều dư địa là thế, nhưng trong cuộc đua này, sự tham gia của các doanh nghiệp nội dường như khá mờ nhạt. Với thương vụ Sabeco, 5 tỷ USD là một số tiền quá lớn để các doanh nghiệp nội có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp ngoại. Câu chuyện của Sabeco nhắc chúng ta nhớ lại thương vụ của Saigon Co.op trong việc cạnh tranh với đại gia bán lẻ Thái Lan Central Group để mua lại Big C cũng đã bất thành bởi những hạn chế về tài chính và vào thời điểm đó còn thêm cả rào cản pháp lý. Ông Việt nhận định: “Hiện nay, một trong những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong cuộc đua M&A chính là do thiếu nguồn tài chính. Ngoài ra, sự hỗ trợ của các ngân hàng thương mại trong các hoạt động M&A dường như còn khiêm tốn”.

Đồng tình với quan điểm của ông Việt, bà Trần Kim Oanh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư phát triển công thương, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho biết: “Khó khăn nhất của doanh nghiệp Việt khi tiến hành M&A là vốn, vì bản chất của hoạt động này là việc doanh nghiệp dùng tiền để mua lại cổ phần của doanh nghiệp khác. Sau khi có được cổ phần, doanh nghiệp còn phải có vốn để áp dụng công nghệ, phát triển thương hiệu và sản phẩm mới”.

Vì vậy, ông Việt kiến nghị, trong thời gian tới, Việt Nam cần có các quỹ đầu tư có chức năng đầu tư vốn cho hoạt động M&A nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong cuộc đua M&A khi mà thị trường M&A Việt Nam được đánh giá còn nhiều “màu mỡ”.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video