Thêm ngân hàng giảm lãi cho vay bất động sản

Ngân hàng BIDV dành tới 100.000 tỷ đồng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và sản xuất kinh doanh như: mua nhà...với lãi suất từ 10,3%/năm trong 12 tháng đầu.

Cụ thể, BIDV dành khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống và sản xuất kinh doanh như mua nhà, ô tô, tiêu dùng của khách hàng cá nhân với lãi suất từ 10,3%/năm trong 12 tháng đầu tiên hay 10,9%/năm trong 18 tháng giải ngân đầu cho khách hàng vay mua nhà ở.

Ngoài ra, áp dụng giảm thêm 0,2-0,4% cho khách vay mua nhà đáp ứng một số điều kiện như trả lương qua BIDV, mua nhà tại Hà Nội, TP.HCM.

Như vậy, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhiều ngân hàng thương mại đã có động thái giảm lãi suất cho vay với lĩnh vực bất động sản.

Thêm ngân hàng giảm lãi cho vay bất động sản - Ảnh 1.

Nhiều ngân hàng thương mại đã có động thái giảm lãi suất cho vay với bất động sản. (Ảnh minh họa)

Mới đây, Agribank cho biết, những khách hàng có dư nợ vay bất động sản tại thời điểm từ 31/1/2023 gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 hoặc do ảnh hưởng bởi kinh tế sẽ được Agribank xem xét áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất.

Cụ thể khoản vay kinh doanh bất động sản có thể được điều chỉnh giảm lãi suất tối đa 3%/năm so với lãi suất cho vay đang áp dụng nhưng không thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn 12 tháng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường theo quy định của Agribank trong từng thời kỳ. Thời gian thực hiện điều chỉnh lãi suất tối đa đến ngày 31/12/2023 và thời gian áp dụng lãi suất điều chỉnh từ ngày 31/1/2023 đến hết ngày 31/12/2024… 

Trong khi đó, Ngân hàng VietinBank thông báo dành 10.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới phát triển hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2023 vay với lãi suất vay từ 7%/năm cho kỳ hạn vay 6 tháng.

Bên cạnh nhóm ngân hàng lớn, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng có xu hướng giảm lãi suất vay. Như Ngân hàng Quân đội triển khai chương trình ưu đãi lãi suất chỉ từ 8,5%/năm đối với khách hàng cá nhân kinh doanh, sản xuất. Trước đó, nhiều ngân hàng thương mại khác như Techcombank, Sacombank, SeABank, Bản Việt…cũng đã công bố các gói tín dụng ưu đãi lãi suất với mức giảm từ 1-2 điểm % so với lãi suất thông thường.

Theo Ngọc Vy (VTC News)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video