Thêm một tin xấu cho kinh tế Trung Quốc

Thương mại toàn cầu suy giảm là một thách thức không nhỏ đối với các lãnh đạo Trung Quốc.

[caption id="attachment_14016" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa Ảnh minh họa[/caption]

Xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục suy giảm sâu trong tháng 2, làm nổi bật thách thức mà các nhà hoạch định chính sách nước này đang gặp phải trong nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo vừa được Tổng cục hải quan Trung Quốc công bố hôm nay (8/3), kim ngạch xuất khẩu (tính theo USD) giảm 25,4% so với 1 năm trước, so với mức giảm 11,2% của tháng 1. Nhập khẩu cũng kéo dài đà suy giảm sang tháng thứ 16 liên tiếp với mức giảm 13,8%. Trong tháng 2 Trung Quốc có thặng dư thương mại ở mức 32,6 tỷ USD.

Thương mại toàn cầu suy giảm là một thách thức không nhỏ đối với các lãnh đạo Trung Quốc. Sau khi bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng trong năm ngoái, cuối tuần trước, Chính phủ Trung Quốc đã không đưa ra mục tiêu tăng trưởng cụ thể mà chỉ đặt ra khoảng mục tiêu 6,5 – 7% cho năm 2016.

Theo các chuyên gia của Goldman Sachs, Trung Quốc đã nhận ra rằng tốc độ tăng trưởng của hoạt động thương mại quốc tế không phải là điều mà Chính phủ nước này có thể kiểm soát.

Tags:

Ba mô hình sàn giao dịch vàng phổ biến toàn cầu

Các sàn giao dịch vàng trên thế giới hoạt động đa dạng với cơ chế giám sát chặt chẽ, từ giao dịch vàng vật chất đến tài khoản và phái sinh. Mỗi mô hình có đặc điểm riêng nhưng đều hướng tới minh bạch, hiệu quả và bảo vệ nhà đầu tư.

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Video