Thêm công ty được NHNN cấp phép dịch vụ Ví điện tử

Finviet là đơn vị thứ 31 được NHNN cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Thêm công ty được NHNN cấp phép dịch vụ Ví điện tử

Ngày 23/8/2019, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Giấy phép số 87/GP-NHNN quyết định cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho Công ty cổ phần Công nghệ FINVIET (Công ty FINVIET). 

Theo Giấy phép này, các dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép gồm có: Dịch vụ cổng thanh toán điện tử; Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; Dịch vụ Ví điện tử. Giấy phép có thời hạn 10 năm và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Nội dung Giấy phép quy định rõ: Công ty FINVIET chỉ được cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Giấy phép này. Khi triển khai cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép, Công ty FINVIET phải thực hiện theo đúng phạm vi, đối tượng, bản chất dịch vụ được cấp phép theo quy định của pháp luật.

Công ty FINVIET phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử (được NHNN cấp phép) khi cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ trung gian thanh toán cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng. Khi có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật do tổ chức đã được NHNN Việt Nam cấp Giấy phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử ban hành, Công ty FINVIET được thực hiện kết nối với tổ chức này theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, Công ty FINVIET có trách nhiệm bổ sung bản sao văn bản (tài liệu) hợp tác kết nối giữa Công ty FINVIET với tổ chức này gửi NHNN để quản lý, theo dõi, giám sát.

Như vậy, hiện nay có 31 tổ chức không phải là ngân hàng đã được NHNN cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. 

Mặc dù số lượng đơn vị fintech được NHNN cấp phép hiện nay khá nhiều, thị phần của thị trường lại có sự phân hóa mạnh. Theo thông tin của Vụ thanh toán NHNN, 90% thị phần thanh toán của các ví điện tử hiện nay nằm trong tay của 5 công ty fintech lớn nhất.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video