Tập đoàn Hoa Sen lấy tiền đâu xây dự án tỷ đô?

Theo báo cáo đầu tư tại Đại hội cổ đông bất thường diễn ra vào sáng 6/9 của Tập đoàn Hoa Sen (HSG), trong giai đoạn 1, phân kỳ 1 của dự án Cà Ná sẽ có vốn đầu tư khoảng 11.150 tỷ đồng. Ngoài ra, để vận hành dự án cần thêm 2.700 tỷ đồng từ vốn lưu động, tổng mức vốn cần triển khai cho phân kỳ 1 lên đến 13.850 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay trung hạn chiếm hơn 80% nguồn vốn.

Như đã biết, trong thời gian gần đây Tập đoàn Hoa Sen liên tiếp thông báo về hàng loạt các kế hoạch kinh doanh theo hướng quy mô lớn. Cụ thể, việc xây dựng tòa nhà phức hợp cao nhất tại Bình Định với tổng vốn đầu tư là 250 triệu USD, bao gồm khách sạn, chung cư cao cấp, trung tâm thương mại cộng với công viên biển. Ngoài ra, công ty cũng thông báo về một dự án du lịch khác tại Bình Định với vốn đầu tư khoảng 18,9 triệu USD. Đối với hai dự án tại Bình Định này, HSG sẽ đóng góp 45% vốn trong khi đó Hoa Sen Tourism và ông Lê Phước Vũ sẽ lần lượt đóng góp 45% và 10% vốn còn lại.

Trong tháng 5 năm nay, Tập đoàn Hoa Sen đã khởi công xây dựng một dự án tại Yên Bái. Dự án BĐS này bao gồm trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng trong giai đoạn 1 và khách sạn và chung cư trong giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư là 1.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC), trên thực tế, với việc công bố đồng thời hàng loạt các kế hoạch theo những hướng kinh doanh khác nhau, có thể nhiều người sẽ tự hỏi liệu Tập đoàn Hoa Sen có thể thực hiện toàn bộ các kế hoạch hay không. Với nguồn vốn chính dự kiến là vốn vay, lưu ý rằng với tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của công ty là 1,3 lần, công ty không thể tăng vay nợ đáng kể.

[caption id="attachment_32430" align="aligncenter" width="700"]Vốn vay trung hạn chiếm trên 80% tổng nguồn vốn triển khai giai đoạn 1 của dự án Vốn vay trung hạn chiếm trên 80% tổng nguồn vốn triển khai giai đoạn 1 của dự án[/caption]

Biết rằng, sau khi trao đổi, HSC được biết HSG sẽ không phát hành cổ phiếu mới. Và nguồn vốn tài trợ cho các dự án này sẽ là từ phát hành trái phiếu và vay nợ ngân hàng. Trong quá khứ, HSG đã áp dụng tỷ lệ 70:30 nguồn vốn tự có và vốn vay để đầu tư phát triển các dự án. Đối với các siêu dự án yêu cầu lượng vốn vô cùng lớn này, HSC sẽ tăng mạnh vay nợ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu, theo đó tỷ lệ vay nợ của HSG sẽ tăng lên mức rất cao. HSC cho rằng Công ty sẽ rất cẩn trọng khi thực hiện các dự án này.

Vào tháng 8 vừa qua, Tập đoàn Hoa Sen và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã ký kết thỏa thuận cấp tín dụng cho dự án, bao gồm cam kết tài trợ vốn cho dự án, ưu tiên cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, trung dài hạn, tài trợ thương mại và là đầu mối thu xếp vốn cho dự án thông qua các sản phẩm tín dụng ưu đãi.

Được biết, cuối quý 2/2016, khoản vốn mà Tập đoàn Hoa Sen đang vay tại Vietinbank khoảng 2.600 tỷ đồng trên tổng số 4.600 tỷ đồng vay và nợ ngân hàng của doanh nghiệp này.

Theo Ánh Hoa - NTD

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video