Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm chỉ đạt 0,77%

Thị trường tiền tệ, tín dụng 2 tháng đầu năm 2019 được đánh giá tương đối ổn định.
Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm chỉ đạt 0,77%


Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố báo cáo Tình hình triển khai Nghị quyết 01 và tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019. 

Theo đó, công tác điều hành thị trường tiền tệ trong tháng tập trung vào điều tiết tiền tệ hợp lý, hỗ trợ thanh khoản hệ thống và đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế trong dịp Tết Nguyên đán. 

Thị trường tiền tệ, tín dụng tương đối ổn định, tính đến ngày 25/02/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,11%; huy động vốn tăng 1%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 0,77% so với cuối năm 2018. 

Mặt bằng lãi suất ổn định, lãi suất huy động bằng VNĐ phổ biến giữ ở mức 0,5-7,3% các kỳ hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn trước Tết Nguyên đán và giảm trong giai đoạn sau Tết Nguyên đán.

Thị trường ngoại tệ diễn biến tích cực, thanh khoản thị trường tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của khách hàng trong dịp Tết Nguyên đán. Giá vàng trong tháng biến động cùng chiều với giá vàng quốc tế.

Thị trường vàng trong ngày vía Thần Tài không có hiện tượng ồn ào hay người dân phải chen chúc xếp hàng mua vàng; nhu cầu vàng trong ngày vía Thần tài có tăng nhưng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng trang sức, mỹ nghệ mang tính biểu trưng để cầu may như linh vật, các loại vàng nhỏ, lẻ khoảng 1-2 chỉ, trong khi đó, nhu cầu vàng miếng lại có dấu hiệu đi xuống. 

Lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,5-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,5-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,6-7,3%/năm.

Lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Theo Trí thức trẻ

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video