Tân Hiệp Phát muốn huy động thêm 3 tỷ USD để 'đấu' với người khổng lồ Đông Nam Á - Red Bull

Đối tác chiến lược Tân Hiệp Phát đang muốn phải là những công ty có các bí quyết trong ngành, mạng lưới phân phối… không dừng lại là một nhà đầu tư cổ phần tư nhân.

Được thành lập từ năm 1994, Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát đang là doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn tại Việt Nam. Công ty hiện phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm nước giải khát cho 63 tỉnh thành Việt Nam và 16 quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm bao gồm trà thảo mộc, trà xanh, trà bí đao, nước uống vận động, nước tăng lực, sữa đậu nành và nước tinh khiết.

Tuy nhiên, tại sân chơi Đông Nam Á, sự hiện diện của hãng vẫn còn khá khiêm tốn. Trong chiến lược kinh doanh mới, Tân Hiệp Phát chính thức tham gia mảng nước tăng lực - dòng sản phẩm được cho là đang được ưa chuộng bởi người tiêu dùng Việt Nam và châu Á. Đồng thời, nước tăng lực còn là bước đi kỳ vọng giúp hãng thâm nhập sâu vào thị trường châu Á, chính thức cạnh tranh với người khổng lồ Red Bull.

Trong lần trả lời phỏng vấn Bloomberg mới đây, tham vọng này được ông chủ Trần Quý Thanh tái khẳng định mạnh mẽ. Tính đến hiện tại, Tân Hiệp Phát đã đầu tư được 3 nhà máy với chi phí rót cho giai đoạn 1 đâu đó hơn 500 triệu USD, tương đương 12.000 tỷ đồng. Công ty dự tiếp tục sẽ đầu tư thêm 500 triệu cho giai đoạn thứ 2.

dr-thanh-1-1445-1571126906.jpg

Ông Trần Quý Thanh.

Mục tiêu trong 5 năm tới, Tân Hiệp Phát muốn đạt 1 tỷ USD doanh thu, để đạt được ông Thanh khẳng định hãng phải mở rộng thị trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực châu Á. Trong đó, Tân Hiệp Phát sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống phân phối tại những quốc gia mà hãng đã tiến hành giới thiệu sản phẩm.

Đặc biệt, nói về việc muốn cạnh tranh với ông lớn Red Bull tại châu Á, ông Thanh nhấn mạnh: "Đó là tầm nhìn của Tân Hiệp Phát hướng đến, tuy nhiên điều phụ thuộc vào sự cạnh tranh trên thị trường. Chúng tôi không phải là những người duy nhất trong kinh doanh, đối thủ của chúng tôi cũng có khát vọng riêng của họ".

Hiện, Tân Hiệp Phát đang tìm kiếm cơ hội để phát triển doanh nghiệp, và rất mở cửa cho việc M&A vì càng nhiều người thì càng gia tăng sức mạnh.

"Chúng tôi sẽ có sức mạnh về số lượng, nhưng quan trọng là phải có cùng một mục tiêu; đối tác chúng tôi muốn tìm là đơn vị mà hai bên phải thực sự hiểu nhau", ông Thanh nhấn mạnh.

Trước đó, vào năm 2012, Tân Hiệp Phát đã thẳng thừng từ chối đề nghị hợp tác với giá trị đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD từ Coca-Cola: Đây cũng là con số M&A lớn chưa từng có trong lịch sử doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm đó. Tuy nhiên, ông Thanh đã từ chối và lý do tiết lộ là hai bên có tầm nhìn khác nhau.

"Chúng tôi không cần tiền. Chúng tôi đang tìm kiếm các chuyên gia trong ngành để có thể cùng nhau phát triển", đại diện hãng nói, hiện đối tác chiến lược Tân Hiệp Phát đang muốn phải là những công ty có các bí quyết trong ngành, mạng lưới phân phối… không dừng lại là một nhà đầu tư cổ phần tư nhân.

Đặc biệt, đối tác mới phải sẵn sàng đầu tư ít nhất 2-3 tỷ USD để công ty mở rộng ở châu Á và toàn cầu, ông Thanh khẳng định, bởi "1+1 phải bằng 3".

Theo NDH

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video