Tại sao sản phẩm “nhạy cảm” như bao cao su lại thường được đặt ngay quầy tính tiền của Circle K, 7-Eleven, WinMart, BigC…?

Là sản phẩm nhạy cảm nhưng tại các của hàng tiện lợi như Circle K, Shop and Go, FamilyMart,.. bao cao su thường được đặt ở quầy tính tiền, vị trí "lộ thiên" nhất trong cửa hàng.

Tại sao sản phẩm “nhạy cảm” như bao cao su lại thường được đặt ngay quầy tính tiền của Circle K, 7-Eleven, WinMart, BigC…?

Bao cao su là mặt hàng chứng kiến rõ nhất sự thay đổi thói quen tiêu dùng khi dịch chuyển từ kênh bán hàng truyền thống sang kênh hiện đại. Mặt hàng này vốn trước đây chỉ được tìm mua tại các hiệu thuốc Tây thì nay đã xuất hiện "hiên ngang" trên quầy kệ của cửa hàng tiện lợi.

Đáng chú ý, những sản phẩm nhạy cảm như bao cao su hay gel bôi trơn, thay vì được trưng bày kín đáo, lại đa phần xuất hiện ở quầy tính tiền, đập thẳng vào mắt bất cứ vị khách nào ngay khi họ bước chân vào.

Tại sao lại có điều tưởng như mâu thuẫn này?

1. Để khách hàng đỡ "ngại"

Đây cũng là lý do khách hàng mua bao cao su ở cửa hàng tiện lợi chứ không chọn hiệu thuốc truyền thống. Thay vì bước vào cửa hàng thuốc truyền thống và bắt gặp khuôn mặt nghiêm nghị của dược sĩ, ánh mắt dò xét của các ông già bà cả đi mua thuốc chữa bệnh, giờ khách chỉ cần "bốc" bao cao su, trả tiền và ra về trong yên bình.

Các sản phẩm nhạy cảm được đặt tại quầy tính tiền giúp thao tác mua hàng được rút ngắn tối đa. Khách sau khi mua hàng hóa xong có thể tiện tay "vơ" ngay bao cao su vào tính tiền luôn mà ít bị người sau chú ý, hạn chế cảm giác ngại ngùng xấu hổ, đặc biệt với những người mới mua lần đầu.

2. Tối đa hóa doanh thu cửa hàng

Bên cạnh sự tiện lợi của người mua thì dĩ nhiên, mục đích cuối cùng của mọi nhà bán lẻ là làm thế nào để người mua cho hàng vào giỏ càng nhiều càng tốt. Vị trí gần quầy tính tiền tưởng chừng là "vô thưởng vô phạt" nhưng thực chất vẫn có sức mạnh khiến cho người mua "mở hầu bao" nhiều hơn ý định ban đầu của họ.

Xuất phát từ tâm lý người mua hàng, khi đợi tính tiền sẽ ngó nghiêng xung quanh, khu vực quầy tính tiền thường đặt những mặt hàng mà khách không sử dụng thường xuyên và không nhớ ra để mua, chẳng hạn như báo, tạp chí, kem chống nắng, kẹo ngậm, đồ chơi,… Cách sắp xếp này có thể khiến người tiêu dùng đột nhiên nảy sinh ý định mua những món đồ mà trước đó không hề nghĩ tới, giúp tăng doanh thu cho cửa hàng. 

3. Tránh bị mất hàng

Tại siêu thị và cửa hàng tiện lợi nói chung, luôn có một tỷ lệ hàng hóa bị thất thoát nhất định. Bao cao su được đặt ở ngay quầy tính tiền vì đó là một món nhỏ nhưng thường là loại có giá trị cao, dễ bị "đút túi". Đặt ở quầy sẽ dễ kiểm soát hơn, hạn chế được trường hợp gian lận mua bán.

4. Nhà sản xuất trả phí cao để trưng bày chỗ tốt

Trong ngành bán lẻ siêu thị tồn tại khái niệm gọi là "sloting fee", khoản phí lên kệ. Đây là khoản phí cố định nhà sản xuất phải trả để hàng của họ lên được kệ siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi. Khoản phí này khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm, nhà sản xuất và vị trí quầy kệ.

Để được đặt ở vị trí ưu tiên, rõ ràng các thương hiệu bao cao su sẽ phải trả một khoản phí không nhỏ. Và trên thị trường Việt Nam, chỉ thương hiệu ngoại mới làm được điều này. Đó là lý do hầu hết những mẫu bao cao su tìm thấy thường là: Durex của tập đoàn Anh Reckitt Benckiser và một số hãng bao cao su khác của Nhật như Sagami. Nhãn hiệu bao cao su Việt Nam có vẻ không hiện diện ở những chuỗi cửa hàng tiện lợi như Circle K, 7eleven…

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video