Siết nợ một công ty trong hệ sinh thái FLC, Agribank giảm mạnh giá bán mảnh đất 3.000m2 tại TP HCM

Mảnh đất trên là nơi xây dựng dự án Cao ốc Văn phòng và Nhà ở của Nông dược HAI. Dự án có diện tích 3.042 m2, tổng vốn đầu tư dự kiến là 673 tỷ đồng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Sài Gòn thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm cho khoản nợ của CTCP Nông dược H.A.I (Nông dược HAI).

Tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất, thửa đất số: 90,93; tờ bản đồ số 27 tại địa chỉ 358 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP HCM với diện tích 3.048 m2. Mục đích sử dụng là đất cơ sở sản xuất, kinh doanh (xây dựng trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng). Thời hạn sử dụng là 50 năm, kể từ ngày 24/1/2008.

Agribank chào giá khởi điểm cho tài sản trên là hơn 190 tỷ đồng. Trước đó, ngân hàng này từng bán đấu giá mảnh đất này trong cuối tháng 9 với giá khởi điểm gần 220 tỷ nhưng không thành công. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, giá khởi điểm của tài sản này đã giảm gần 30 tỷ, tương đương gần 14%.

Được biết, mảnh đất trên là nơi xây dựng dự án Cao ốc Văn phòng và Nhà ở của Nông dược HAI. Dự án có diện tích 3.042 m2, tổng vốn đầu tư dự kiến là 673 tỷ đồng.. Thời gian triển khai từ 2015 - 2017, đưa vào sử dụng quý I/2018. Tuy nhiên, theo tiến độ, hiện dự án đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được cấp quyết định chủ trương đầu tư.

Siết nợ một công ty trong hệ sinh thái FLC, Agribank giảm mạnh giá bán mảnh đất 3.000m2 tại TP HCM - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án Cao ốc Văn phòng và Nhà ở của Nông dược HAI

Nông dược HAI từng thực hiện phát hành 67 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp để đầu tư trực tiếp vào Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Địa ốc HAI nhằm triển khai dự án này.

Tuy nhiên, công ty chỉ chào bán thành công gần 27,4 triệu cổ phần, chiếm khoảng gần 41% tổng lượng chào bán. Lượng chào bán không hết là hơn 39,6 triệu cổ phần, công ty cho biết đã phân phối 38 triệu cổ phần không chào bán hết cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp.

Về phía Agribank, ngân hàng không thông tin chi tiết về nguyên nhân đấu giá tài sản của Nông dược HAI. Song, báo cáo tài chính quý 2/2021 mới nhất của HAI cho thấy, công ty này có khoản vay ngắn hạn gần 100 tỷ với Agribank Chi nhánh Sài Gòn tại thời điểm cuối tháng 6. 

Ngoài Chi nhánh Sài Gòn, Nông dược HAI còn có khoản nợ ngắn hạn hơn 98 tỷ đồng và 12,5 tỷ đồng nợ dài hạn tại Agribank – Chi nhánh Phú Nhuận. Tổng cộng, Nông dược HAI nợ Agribank hơn 210 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6.

Báo cáo tài chính quý II của Nông dược HAI đều hạch toán những khoản nợ này có khả năng trả được toàn bộ.

Siết nợ một công ty trong hệ sinh thái FLC, Agribank giảm mạnh giá bán mảnh đất 3.000m2 tại TP HCM - Ảnh 2.

Nông dược HAI được biết đến là một công ty thuộc họ FLC khi có nhiều mối quan hệ liên quan đến tập đoàn này. CTCP Nông dược HAI hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại hóa chất cơ bản, nguyên liệu dùng cho sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

Kết thúc nửa đầu năm 2022, Nông dược HAI ghi nhận khoản lãi sau thuế gần 49 tỷ đồng, gấp hơn 8 lần cùng kỳ năm trước với nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động tài chính.

Trước đó, Nông dược HAI đã công bố lại báo cáo tài chính quý 4/2021 với khoản lỗ sau thuế cả năm 2021 là 664,2 tỷ đồng, trong khi báo cáo trước đó công bố lãi 6,8 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ lỗ 606 tỷ đồng. Quý 4 lỗ nặng khiến cho khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của HAI là âm 498,5 tỷ đồng thay vì dương 113 tỷ đồng.

Theo Quang Hưng (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video