Sau khi trở thành công ty liên kết, Du lịch Phú Thọ lại muốn trở thành cổ đông của SAM

Nửa đầu năm 2016, SAM đã bỏ ra gần 424 tỷ đồng để mua cổ phần tại CTCP Dịch vụ Du lịch Phú Thọ. Doanh nghiệp này mới đây đã đăng ký mua 3 triệu cổ phần SAM, tương đương 1,66% vốn điều lệ.

Dam Sen

CTCP Dịch vụ Du lịch Phú Thọ vừa đăng ký mua 3 triệu cổ phần, tương đương 1,66% vốn điều lệ của CTCP Đầu tư và Phát triển Sacom (mã SAM-HoSE). Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 24/8 đến ngày 22/9 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 24/8 đến ngày 22/9 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Du lịch Phú Thọ hiện không phải là cổ đông nhưng Sacom lại không mấy xa lạ với doanh nghiệp này. Đây chính là doanh nghiệp nhà nước mới cổ phần hóa vào tháng 10/2015 mà SAM đã quyết định tham gia trở thành nhà đầu tư chiến lược. Hoạt động trong lĩnh vực giải trí, du lịch, nhà hàng, dịch vụ thể thao, Du lịch Phú Thọ sở hữu 7 đơn vị kinh doanh trực thuộc, bao gồm Công viên Văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát, Trung tâm dịch vụ du lịch Đầm Sen (Đầm Sen Travel), Nhà hàng Phong Lan, Nhà hàng Thủy tạ Đầm Sen, Khách sạn Ngọc Lan, Khách sạn Phú Thọ, Trung tâm chăm sóc sức khỏe và Giải trí Đầm Sen (Đầm Sen Plaza). Ngoài ra, Du lịch Phú Thọ cũng là cổ đông lớn nhất, sở hữu 33,54% vốn CTCP Công viên nước Đầm Sen (mã DSN - HOSE).

Tính đến hết quý II/2016, SAM sở hữu 28,98% vốn điều lệ của Du lịch Phú Thọ. Tổng số vốn SAM đã rót vào doanh nghiệp này xấp xỉ 424 tỷ đồng. Hai đại diện SAM cũng đã tham gia vào HĐQT và Ban Kiểm soát của Du lịch Phú Thọ từ tháng 4/2016. Ông Trần Anh Vương, Tổng Giám đốc SAM, hiện là thành viên HĐQT Du lịch Phú Thọ, đang nắm giữ 33.160 cổ phần SAM, tỷ lệ 0,02%. Giá cổ phiếu SAM nằm trong xu hướng giảm trong 3 tháng gần đây. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/8, giá cổ phiếu SAM chỉ còn còn 8.700 đồng/cp.

Diễn biến giá cổ phiếu SAM 3 tháng gần đây

gia cp SAM

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video