SATRA sẽ thoái 100% vốn tại 2 ngân hàng và 17 công ty

SATRA thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại 2 ngân hàng gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương và 17 công ty.

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND TP.HCM công bố thông tin tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp năm 2019.

Theo đó, SATRA dự kiến Nhà nước giữ 66% vốn điều lệ sau khi sắp xếp, thoái vốn theo phương án cơ cấu cấu lại trình UBND TP. Về phương án này Tổng công ty đang trình duyệt khi có quyết định phê duyệt, Tổng công ty sẽ tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ theo chủ trương.

Hiện công ty mẹ không nắm giữ 100% vốn điều lệ của công ty con nào. Còn đối với các công ty con do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối thì các phương án cổ phần hóa được dự kiến như sau:

SATRA thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 2 ngân hàng gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương và 17 công ty (Công ty CP Cao su TP.HCM, Công ty CP Dầu khí sài Gòn, Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam, Công ty CP Thương mại Sài Gòn Phương Trang, Công ty CP Cung ứng tàu biển Sài Gòn, Công ty CP Bách hóa điện máy Sài Gòn...).

Ngoài ra, có một số công ty con mà Nhà nước dự kiến nắm giữ tỷ lệ cao trên 50% vốn điều lệ như: Công ty CP Việt Nam kỷ nghệ súc sản (Vissan) tỷ lệ nhà nước dự kiến nắm giữ sau sắp xếp, thoái vốn là 67,76%; Công ty TNHH Lương thực Ngọc Đồng (90%); Công ty CP Vật tư tổng hợp TP.HCM (55,68%); Công ty CP Thương mại - Dịch vụ quận 3 (51%). Riêng Công ty CP Bình Điền tỷ lệ Nhà nước nắm giữ cổ phần dự kiến sau cổ phần hóa là 29%.

Nêu lý do tiến hành cổ phần hóa còn chậm, SATRA cho biết do đang chờ chủ sở hữu thông qua phương án cơ cấu lại giai đoạn 2018-2020. Trong năm 2020, Tổng công ty đã xây dựng phương án cơ cấu lại Tổng công ty giai đoạn 2018-2020, trong đó có cổ phần hóa công ty mẹ, sắp xếp, cơ cấu lại danh mục công ty con, công ty có vốn góp của tổng công ty để trình UBND thành phố và chờ chủ trương phê duyệt để rốt ráo thực hiện.

Theo Huyền Trâm (BizLive)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video