REE chi hơn 640 tỷ đồng mua xấp xỉ 20% cổ phần của Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH)

Số cổ phiếu trên được mua lại từ SCIC.

CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE) vừa thông báo về việc trở thành cổ đông lớn của công ty Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Mã: VSH).

Theo đó, ngày 5/12, REE đã mua thêm gần 40 triệu cổ phiếu VSH, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh từ 0,65% lên 19,93%.

Số cổ phiếu trên nhiều khả năng được mua lại từ SCIC khi mà trong ngày 5/12, SCIC đã bán ra toàn bộ 49,5 triệu cổ phiếu VSH, thu về 797 tỷ đồng – tương ứng với giá giao dịch 16.100 đồng/cp.

Với mức giá này thì số tiền REE đã chi ra vào khoảng 644 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, REE cũng thông báo đã hoàn tất việc nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID) từ 46,37% lên 50,61%. VIID là công ty chuyên về bất động sản với 2 cổ đông chính là REE và SCIC.

Trước khi đầu tư vào VSH, REE đã đầu tư vào cả chục công ty điện lớn nhỏ khác như Phả Lại (PPC), Thác Mơ (TMP), Thác Bà (TBC), Nhiệt điện Quảng Ninh, Sông Ba Hạ...

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video