Rao bán 15 lần, Vietcombank giảm giá 18 tỷ đồng nợ thế chấp bằng bất động sản tại Lâm Đồng

So với lần rao bán đầu tiên, giá đấu giá cho khoản nợ của công ty Việt Trường Sơn lần thứ 15 đã giảm gần 18 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là loạt bất động sản tại tỉnh Lâm Đồng.

Vietcombank ( HoSE: VCB ) tiếp tục thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Việt Trường Sơn lần thứ 15. Đến hết 30/4/2021, tổng dư nợ của Việt Trường Sơn là hơn 33,3 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 12 tỷ đồng, nợ lãi 21,3 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ gồm quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tài sản gồm 5 quyền sử dụng đất và tài sản khác tại các địa chỉ số 5 Lý Thường Kiệt, phường 9, số 361B Nguyễn Tử Lực, phường 8; lô B50, B51 Khu quy hoạch Ngô Quyền - Bạch Đằng, phường 6 và số 2/2 Lê Quý Đôn, Phường 5. Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn có quyền sử dụng đất tại thửa đất số 62A-62B tại phường Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Ở lần thông báo đấu giá thứ 15, Vietcombank đưa ra giá khởi điểm là 20,6 tỷ đồng, giảm hơn 18 tỷ đồng, tương đương 46% so với lần đầu tiên vào tháng 4/2020. Giữa các lần rao bán trước, mỗi lần đăng thông báo Vietcombank hạ giá khoản nợ trên từ 200 triệu đến hơn 4 tỷ đồng.

Công ty Việt Trường Sơn hoạt động từ năm 2006, địa chỉ tại phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM. Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy. Người đại diện pháp luật là ông Võ Văn Cang.

Liên quan đến việc giảm giá đấu giá khoản nợ, trước đó Vietcombank cũng giảm 20% giá đấu giá cho khoản nợ tài sản thế chấp của Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí - CTCP. Vietcombank rao bán với giá khởi điểm 270,6 tỷ đồng để thu hồi nợ vay, giảm 20% so với lần rao bán hồi tháng 2. Tài sản được đấu giá là quyền tài sản tương ứng với 20% phần vốn góp của Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí - CTCP (tên cũ CTCP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí, PV Engineering). 

Theo NDH/Nhịp Sống Số

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video