Quý 2/2018, Đất Xanh Group (DXG) thu về 114 tỷ đồng lãi ròng hợp nhất

Tính đến nay, Tập đoàn đã phân phối hơn 10.000 sản phẩm qua hệ thống, tăng 77% so với cùng kỳ.

Kết thúc quý 2/2018, Đất Xanh Group (DXG) ước doanh thu thuần đạt 763 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu Công ty ghi nhận 1.947 tỷ đồng, tăng 121%. Theo đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất thuộc cổ đông công ty mẹ trong quý 2 tương ứng đạt 114 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm 2017; con số nửa đầu năm là 432 tỷ đồng, thực hiện 40% chỉ tiêu ĐHĐCĐ giao phó (1.068 tỷ đồng). Tính đến nay, Tập đoàn đã phân phối hơn 10.000 sản phẩm qua hệ thống, tăng 77% so với cùng kỳ.

Đà tăng trên nhìn chung đến từ việc hoạt động thuận lợi tại các mảng của Tập đoàn. Theo chia sẻ, một số dự án Tập đoàn đầu tư đã được thực hiện và triển khai như bàn giao 100% dự án Opal Riverside, giới thiệu ra thị trường hơn 2.000 sản phẩm Gem Riverside. Đồng thời Đất Xanh còn triển khai bán hàng tại nhiều dự án đầu tư thứ cấp ở thị trường Hà nội gồm Hateco Xuân Phương, Homeland, Hải phát Plaza; ở thị trường Đà Nẵng như Dragon Smart City, Bàu Tràm; ở thị trường Tp.HCM và Đồng Nai có dự án Saigon Skyview, Sunshine Residences.

Đặt kế hoạch thời gian tới, Đất xanh dự bắt đầu thực hiện bàn giao 2 dự án Opal Garden, Luxgarden trong quý 3/2018. Song song với đó, Tập đoàn cho biết sẽ ghi nhận toàn bộ doanh thu – lợi nhuận tại 2 dự án này cũng như các dự án thứ cấp như Dragon Smart City, Saigon Skyview… trong 2 quý cuối năm 2018.

Trên thị trường, thời gian qua lùm xùm tại nghi vấn mua đất công giả rẻ khiến cổ phiếu DXG điều chỉnh tương đối, hiện đã hồi phục nhẹ, chốt phiên cuối tuần tại mức 22.400 đồng/cp. Liên quan đến lùm xùm trên, Đất Xanh đã có công văn phản hồi với nội dung: "Chúng tôi khẳng định việc chuyển nhượng dự án tại khu đất phường Phú Thuận, Quận 7 được thực hiện đúng quy định của pháp luật, được thông qua bởi Hội đồng thẩm định về chuyển nhượng dự án và đã được UBND Tp.HCM chấp thuận tại Quyết định số 5450/QĐ-UBND ngày 17/10/2016".

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video