NSG: Công nghiệp Sài Gòn giảm sở hữu xuống còn 45%

Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV chỉ còn nắm giữ hơn 3,88 triệu cổ phiếu NSG.

Ngày 15/6/2016, Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV đã bán được hơn 1 triệu cổ phiếu của CTCP Nhựa Sài Gòn (mã NSG - UPCoM) như đã đăng ký trước đó.

Sau khi giao dịch được thực hiện, Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV đã giảm sở hữu tại, NSG từ 57,38% (gần 5 triệu cổ phiếu) xuống còn 45% (hơn 3,88 triệu cổ phiếu).

Được biết, ngày 19/5/2016, CTCP Nhựa Sài Gòn chính thức đưa hơn 8,6 triệu cổ phiếu lên giao dịch tại thị trường UPCoM với giá tham chiếu 11.000 đồng/cổ phiếu. NSG là công ty con của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn với gần 5 triệu cổ phần nắm giữ, chiếm 57,4% vốn điều lệ của NSG.

NSG là một trong những công ty tiên phong trong ngành nhựa của TP.HCM và cả nước với những sản phẩm đã quen thuộc với người tiêu dùng như: bình đá cách nhiệt, thùng thủy sản, các thùng nhựa cho ngành may mặc, ca nô cao tốc. Các sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Italia, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc … Sau 8 năm đi vào hoạt động, công ty đã bắt đầu sản xuất những sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao hoặc có kích thước, trọng lượng lớn hơn thông thường phục vụ thiết yếu ngành công nghiệp cả nước như: pallet nhựa, thùng rác nhựa, xuồng, giường nhựa ...

Trong 2 năm vừa qua, doanh thu của NSG đạt 70,8 tỷ - 73,3 tỷ đồng/năm, lợi nhuận sau thuế tăng từ 6,2 tỷ đồng (năm 2014) lên 6,6 tỷ đồng (2015). Năm nay, NSG đặt mục tiêu doanh thu 96 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2015; lợi nhuận sau thuế 9,6 tỷ đồng, ROE 11,1%.

Theo NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video