Nỗ lực giải cứu bầu Đức: 10 ngân hàng đang tự cứu mình

Nếu bầu Đức được giải cứu thì 10 ngân hàng cũng thoát được nguy cơ phải đối mặt với khoản nợ xấu “khủng”.

“Sức khỏe” HAG có vấn đề!

Mới đây, theo một số nguồn tin, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với sự tham dự của nhiều Cục, Vụ chức năng đã họp bàn và xem xét thông qua đề xuất của các ngân hàng về phương án tái cơ cấu nợ cho CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG). Sau khi phân tích kỹ lấy ý kiến các cơ quan liên quan, NHNN đã nhất trí và sẽ gửi trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, 10 ngân hàng chủ nợ của HAG đã bàn bạc và thống nhất trình NHNN xin tái cơ cấu một số khoản nợ. Các ngân hàng đã xin cho HAG được giữ nguyên nhóm nợ; miễn giảm lãi một số khoản nợ (điều này một số ngân hàng đã chủ động làm trước đó). Xét thấy khó khăn của HAG do nhiều yếu tố biến động của thị trường, tài sản bảo đảm vẫn còn nên các ngân hàng đã đồng thuận kéo dài thời gian trả lãi và gốc cho phù hợp hơn với công ty.

Được biết, điều mong đợi nhất của chính các chủ nợ và HAG là được phép cơ cấu lại giữ nguyên nhóm nợ một số khoản vay (để doanh nghiệp này đủ điều kiện vay tiếp và dòng tiền hoạt động để có cơ hội trả nợ cho các ngân hàng) đã được NHNN chấp thuận. Điều đó cũng đồng nghĩa, thời gian tới HAGL có thể sẽ được “cứu”.

Thông tin xung quanh hoạt động của HAG vẫn đang là tâm điểm chú ý của dư luận xã hội cũng như giới đầu tư thời gian qua. Đặc biệt là sau khi HAG công bố khoản nợ được ghi nhận đến hết quý 1/2016 lên đến 34.099 tỷ đồng, trong khi kết quả sản xuất kinh doanh lại không mấy khả quan chỉ đạt 69,3 tỷ đồng giảm 76,5% so với cùng kỳ năm trước. “Sức khỏe” của HAG đã trở thành vấn đề nóng hơn bao giờ hết.

Thực tế, bầu Đức đã rơi vào tình trạng khó khăn từ năm 2014 khi một số khoản lãi vay đã bị đọng lại. Cụ thể, năm 2014, chi phí lãi vay của HAG được hạch toán vào kết quả kinh doanh là 604 tỷ đồng, cao hơn chi phí lãi vay trả thực trong kỳ là 60 tỷ đồng. Năm 2015 cũng vậy, HAG đã hạch toán chi phí lãi vay vào kết quả kinh doanh là 1.078 tỷ đồng, cao hơn chi phí lãi vay trả thực trong kỳ là 140 tỷ đồng. Ngoài ra, báo cáo tài chính năm 2015 của HAG cũng cho thấy, công ty đi vay với lãi suất khá cao. Những khoản vay dài hạn lãi suất trung bình khoảng 15%/năm.

Với mặt bằng lãi suất cao hơn thị trường như vậy, nếu các ngân hàng không tái cơ cấu nợ cho HAG mà chuyển nhóm nợ theo quy định của Thông tư 02, lãi suất vay vốn của bầu Đức sẽ tiếp tục tăng lên. Hệ lụy là HAG sẽ gặp khó trong huy động tiếp vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh và có thể rơi vào tình trạng tuột dốc nhanh chóng.

[caption id="attachment_22591" align="aligncenter" width="700"]Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc HAG. Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc HAG.[/caption]

Ngân hàng cũng... “bệnh”!

Nếu HAG “tuột dốc không phanh” thì hẳn 10 ngân hàng - chủ nợ của công ty này cũng sẽ “ăn không ngon ngủ không yên” bởi nguy cơ đối diện với khoản nợ xấu “khủng”.

Cụ thể, BIDV là chủ nợ lớn nhất của HAG với 10.664 tỷ đồng, nếu không cơ cấu lại nợ, thì ngân hàng này sẽ đối mặt với việc tăng trích lập dự phòng rủi ro và nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu trong quý 1/2016 của BIDV đạt 1,8%, cao hơn mức 1,7% hồi đầu năm 2016, trong đó, nợ có khả năng mất vốn đạt 5.656 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Theo đó, trích lập dự phòng của BIDV cũng tăng vọt lên 1.990 tỷ đồng, trong đó, 1.630 tỷ đồng là dự phòng nợ xấu.

Nếu toàn bộ dư nợ của HAG là 10.664 tỷ đồng được chuyển sang nợ xấu, thì bắt đầu từ quý 2/2016, tỷ lệ nợ xấu của BIDV sẽ tăng vọt. Điều này sẽ tác động tới lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2016.

Không chỉ BIDV mà các chủ nợ khác của bầu Đức cũng sẽ phải đối mặt với khoản nợ xấu không nhỏ. Thế nên việc các ngân hàng đồng loạt cho đưa ra phương án giải cứu bầu Đức cũng đồng nghĩa với việc tự cứu mình. Rõ ràng, đây là giải pháp để tìm cách cứu một món nợ xấu, cứu thành quả xử lý nợ xấu của cả hệ thống, vì số nợ của HAG rất lớn, có thể làm tăng nợ xấu cho cả ngân hàng cho vay và hệ thống chung.

Theo chuyên gia ngân hàng TS. Võ Trí Hiếu, đây là việc làm bình thường của các ngân hàng, nhằm ngăn chặn nguy cơ nợ xấu tăng cao. Các ngân hàng nên xem xét về khả năng trả nợ cũng như phương án phát triển kinh doanh của bầu Đức trong quá trình hậu giải cứu.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, các ngân hàng quyết định giải cứu HAG có lẽ đã đúng. Bởi trên thực tế, hoạt động kinh doanh của HAG vẫn diễn ra bình thường chỉ là trong giai đoạn này có gặp khó khăn chứ không phải mất khả năng chi trả. Bên cạnh đó, BIDV cũng có những khoản thế chấp có giá trị lớn.

Ngay sau khi có thông tin được giải cứu thì giá cổ phiếu HAG và HNG (công ty con của HAG - CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai) ngay lập tức tăng mạnh, thể hiện sự lạc quan trở lại của các nhà đầu tư.

[caption id="attachment_17017" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Thông tin HAG được giải cứu làm nóng dư luận trong thời gian qua.[/caption]
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã nhắc nhở lần thứ 3 đối với HAG và HNG về việc chậm nộp Báo cáo thường niên năm 2015. Hiện nay, cả 2 công ty đều chưa có kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 dù năm 2016 đã sang tháng 6.

Theo Người tiêu dùng

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video