NIM ngành ngân hàng 2020 có thể cải thiện

NIM ngân hàng có thể cải thiện nhờ lãi suất cho vay, huy động giảm và cơ cấu khoản vay, cùng nới trần LDR. Cơ cấu thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập hoạt động chiếm 24,6%, tăng từ mức 20,4% của năm 2014.

Công ty chứng khoán BIDV (BSC) có báo cáo ngành ngân hàng năm 2020, trong đó đề cập tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) dự báo tăng 6 điểm cơ bản lên mức 3,62%.

Năm trước, nhờ dịch chuyển cơ cấu cho vay, NIM đã tăng 3 điểm cơ bản  lên mức 3,56%. Kết quả này đến từ tăng trưởng tín dụng chậm lại, lãi suất huy động tăng ở các kỳ hạn dài trong khi lãi suất cho vay ổn định, cơ cấu lại các khoản vay với lãi suất cao hơn. 

NIM ngành ngân hàng 2020 có thể cải thiện - Ảnh 1.

Trong năm 2020, theo nhận định của BSC, NIM toàn ngành được dự báo cải thiện nhờ 3 yếu tố. Thứ nhất, lãi suất cho vay và huy động sẽ tiếp tục giảm nhẹ hỗ trợ tăng trưởng chung toàn thị trường. Thứ hai, cơ cấu lại các khoản vay sang cho vay SME và cá nhân. Thứ ba, nới trần tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) giúp giảm bớt áp lực huy động trong hệ thống.

Bên cạnh đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, theo BSC, sẽ hạ nhiệt sau khi các ngân hàng huy động đủ nguồn bù đắp phần thiếu hụt do việc rút tiền từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong tháng 11 và sẽ giữ ở mức thấp nhờ dự báo thanh khoản ổn định.

NIM ngành ngân hàng 2020 có thể cải thiện - Ảnh 2.

Thu nhập ngoài lãi sẽ tiếp tục tăng tỷ trọng trong cơ cấu tổng thu nhập hoạt động (TOI). Hiện nay, cơ cấu thu nhập ngoài lãi đang chiếm 24,6%, tăng từ mức 20,4% của năm 2014 nhờ sự tăng trưởng ấn tượng từ thu phí dịch vụ (CAGR 2014 - 2019 đạt 30%) và các phần thu hồi từ các khoản nợ xấu, kinh doanh trái phiếu và ngoại hối (CAGR 2014 - 2019 đạt 22%).

BSC kỳ vọng việc tăng trưởng phí sẽ tiếp tục ở mức cao từ 20% đến 25% trong năm 2020 khi các ngân hàng đẩy mạnh thu phí từ dịch vụ thanh toán, bancassurance… Bên cạnh đó, một vài ngân hàng dự kiến sẽ ghi nhận các khoản lớn đến từ thu một lần phí bancassurance như Vietcombank, TPBank...

Theo Trâm Anh (NDH)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video