Những nhóm hàng xuất nhập khẩu tăng mạnh nhất nửa cuối tháng 8

Kim ngạch xuất nhập khẩu nửa cuối tháng 8 tăng mạnh giúp tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng đầu năm đạt 337,22 tỷ USD, tăng 8,1%, tương ứng tăng 25,18 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.

Những nhóm hàng xuất nhập khẩu tăng mạnh nhất nửa cuối tháng 8

Diễn biến kim ngạch của 5 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tính hết tháng 8/2019 và 2018, đơn vị "tỷ USD". Biểu đồ: T.Bình.

Theo thông tin chi tiết từ Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa cuối tháng 8 (từ 16 đến 31/8), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 25,52 tỷ USD, tăng 12,4% (tương ứng tăng 2,82 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng này.

Trong đó, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 13,91 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 1,96 tỷ USD về số tuyệt đối).

Trị giá xuất khẩu kỳ 2 tháng tăng so với kỳ 1 tháng 8 tập trung ở một số nhóm hàng chủ lực như: Dệt may tăng 339 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 271 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 216 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 186 triệu USD; hàng thủy sản tăng 90 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 90 triệu USD...

Hết tháng 8, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 171,3 tỷ USD, tăng 8,1% tương ứng tăng 12,85 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 8 tháng đầu năm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp 117,21 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tương đương tỷ trọng 68,4%.

Ở lĩnh vực nhập khẩu, tổng trị giá trong kỳ 2 tháng 8 đạt 11,61 tỷ USD, tăng 8% (tương ứng tăng 861 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 8/2019.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tăng so với kỳ 1 chủ yếu ở một số nhóm hàng: Điện thoại các loại tăng 235 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 127 triệu USD; ngô tăng 64 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 54 triệu USD…

Hết tháng 8, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 165,92 tỷ USD, tăng 8,0% (tương ứng tăng 12,33 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong 8 tháng đầu năm đạt 95,95 tỷ USD, tăng 4,6% (tương ứng tăng 4,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 57,8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Theo Thái Bình (Báo Hải Quan)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video