Những ngân hàng nào đã hoàn thành trên 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019?

Thống kê từ 25 ngân hàng đã công bố BCTC cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng số lợi nhuận trước thuế đạt được hơn 53.600 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Những ngân hàng nào đã hoàn thành trên 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019?

Trong đó, 18/25 ngân hàng có tăng trưởng dương với mức tăng cao nhất là 192% ở ngân hàng MSB. Nhiều ngân hàng khác cũng có mức tăng trưởng khá cao từ 40-60%. Chẳng hạn SeABank báo lãi ngân hàng mẹ đạt 439 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ. Hai ngân hàng quy mô tầm trung VIB và TPBank có lợi nhuận tăng 58%, đạt lần lượt 1.820 tỷ đồng và 1.620 tỷ.

Ở nhóm các ngân hàng lớn, chỉ có Vietcombank và Sacombank tăng trưởng lợi nhuận trên 40%. 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank tăng tới 41% lên mức kỷ lục 11.303 tỷ đồng. Trong khi đó, Sacombank cũng tăng tới 47%, ghi nhận 1.461 tỷ lãi trước thuế.

Những ngân hàng nào đã hoàn thành trên 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019? - Ảnh 1.

Tính toán từ BCTC Hợp nhất các ngân hàng, riêng SeABank là ngân hàng riêng lẻ

Tuy nhiên, cũng có tới 7 ngân hàng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2019 thấp hơn so với cùng kỳ như VPBank, BIDV, PGBank, ABBank, OCB, VietABank và Saigonbank.

Trong đó, Saigonbank, VietABank giảm mạnh nhất, lần lượt giảm 21% và 19% xuống còn 112 tỷ và 111 tỷ đồng. Ở 2 ngân hàng này, mặc dù kết quả kinh doanh trong quý 2 đã có chuyển biến tích cực hơn, nhưng đều do quý 1 trước đó kém khả quan khiến lợi nhuận 6 tháng vẫn sụt giảm.

Và với sự phân hóa rõ rệt như vậy, tiến độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2019 của các ngân hàng cũng có sự khác biệt. Chỉ có 9/25 ngân hàng hoàn thành được một nửa mục tiêu lợi nhuận cả năm bao gồm: Vietcombank, VietinBank, ACB, VIB, TPBank, Sacombank, LienVietPostBank, NamABank, SeABank, VietBank và Saigonbank.

Ngoài ra, một số suýt soát hoàn thành được nửa kế hoạch năm có thể kể đến Techcombank (48%), MBBank (49%), Kienlongbank (49%).

Những ngân hàng nào đã hoàn thành trên 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019? - Ảnh 2.

Việc hoàn thành được hơn nửa chặng đường mục tiêu năm sau 6 tháng sẽ giúp nhiều nhà băng bớt được áp lực những tháng cuối và thậm chí có thể tăng trưởng nhiều hơn để vượt kế hoạch.

Tuy nhiên, với những ngân hàng còn lại, việc chưa thể hoàn thành 50% kế hoạch sau 6 tháng cũng không thể hiện rằng tiến độ bị chậm hay khả năng đạt được mục tiêu đáng lo ngại. Bởi thực tế, với phần lớn các nhà băng, quý 3, quý 4 mới là thời gian hoạt động kinh doanh sôi nổi và bứt tốc mạnh mẽ do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video